Liệu trùm khủng bố Bin Laden đã thực sự chết? Câu hỏi có vẻ hơi ngớ ngẩn khi mà chính phủ Mỹ tuyên bố rằng ông trùm khủng bố Al-Qaeda này đã chết. Tuy nhiên, sự việc xung quanh câu hỏi này còn rất nhiều điều cần phải bàn đến.
Đây là một câu hỏi trong ngoặc kép. Trong thế giới của chúng ta, liệu có phải khi một trùm khủng bố chết đi, sẽ không có một ông trùm khác thay thế? Và khi những ông trùm này chết đi, thì sẽ không có những lãnh đạo cực đoan khác đi theo con đường và tư tưởng của họ?
Các sự kiện khủng bố thời gian gần đây khiến rất nhiều nước lo ngại, trong đó nào là Nhà nước Hồi giáo (ISIS), Boko Haram, phiến quân Taliban,…Xuất phát từ các nước xa xôi như Iraq, Syria, nhưng hiện nay ISIS đã vươn vòi sang các nước phương Tây, điển hình là vụ việc ở Paris của Pháp làm 17 người thiệt mạng gây chấn động và làm dư luận hết sức bàng hoàng. Các quốc gia phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã phải tiêu tốn không ít tiền bạc cho việc phát triển quân sự chống khủng bố. Điều này hẳn là rất cần thiết. Nhưng liệu tư tưởng và nền văn hóa cực đoan tạo ra bởi “những ông trùm” có dễ tiêu diệt bằng súng đạn?
Con người hình thành quan niệm về thế giới thông qua môi trường và tư tưởng của những người xung quanh, rồi cả nền văn hóa cùng sự tự nhận thức của cá nhân. Nói một cách ví von, con người như vật chứa, bỏ vô thứ nào sẽ thành thứ ấy, hay như câu nói của Lý Tư, “Người có tài và bất tài, y như loài chuột, chỉ tại chỗ ở của mình mà thôi”. Tất nhiên, nó không có tính tuyệt đối, nhưng người ta không thể hoàn toàn phủ nhận tác động của hoàn cảnh, cũng như không thể phủ nhận tác động của văn hóa đến tư tưởng con người.
Không nói đâu xa, ngay như gần chúng ta là Trung Quốc, một đất nước từng xưng là nơi của ‘lễ nghĩa’ và 5000 nghìn năm văn hóa Thần truyền với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo cùng tồn tại. Tuy nhiên, người Trung Quốc ngày nay không được người dân nước ngoài ưa thích vì ăn mặc luộm thuộm, vô ý thức đến nỗi để trẻ em đi vệ sinh ngay trong sân bay, rồi thói quen viết bậy lên tường khi đi du lịch, thói quen chen lấn mặc cả khi mua hàng, và hàng mớ những thói quen xấu mà chính một tác giả của Trung Quốc đã phải viết cuốn sách nhan đề “Người Trung Quốc xấu xí” để lý giải về cái có thể gọi là hiện tượng này. Chưa dừng lại ở đó, thông qua các chỉ số đánh giá, Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, vượt lên trên cả Mỹ trong năm 2014. Tuy nhiên, ai mà ngờ, ô nhiễm khói bụi ở Bắc Kinh vượt quá mức cho phép, nước sông cá không thể sống chứ đừng nói đến việc người có thể sinh hoạt, thức ăn độc hại thì có lẽ khỏi bàn đến vì ai cũng đã biết.
Điều cần hỏi ở đây là hoàn cảnh nào và nền văn hóa nào đã tạo nên đặc tính “kinh khủng” của người Trung Quốc hiện nay? Liệu nền văn hóa ôn nhu của Phật và Đạo trước kia có khả năng tạo nên một Trung Quốc của ngày hôm nay?
Thực tế, nền văn hóa lễ nghĩa huy hoàng 5000 nghìn năm tại Trung Quốc đã bị triệt tiêu không vết tích. Một nền văn hóa đồ sộ biến mất? Một tin tức chấn động như thế này mà không ai biết?
Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1966-1976, khi mà chính quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát động Đại Cách Mạng Văn Hóa, nhằm phá bỏ tứ cựu, tức ‘quan niệm cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, và phong tục cũ’, cho rằng niềm tin vào Thần là ấu trĩ và mê tín. Bắt đầu với những tuyên truyền từ báo chí, truyền hình,… tiếp theo đó là lời kêu gọi đập phá chùa chiền, nơi thờ tự, bắt và giết chóc những tinh anh,… Sau khi đời sống tinh thần, lý tưởng sống cũ vốn mang chứa lễ nghĩa bị giết chết, thì sự trống rỗng ấy sẽ được thay thế bằng những thứ quan điểm và tư tưởng “mới mẻ”, như “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt chuột đều là mèo tốt”, “người không vì mình trời tru đất diệt”, “nhân định thắng thiên”, và nhiều thứ tư tưởng chỉ tôn trọng kim tiền, quyền lực, kêu gọi sự phóng túng và ích kỷ của con người, khinh nhờn Thần Phật.
Hậu quả là điều mà chúng ta và người dân thế giới đang phải gánh chịu, ngay cả người Trung Quốc còn giữ trong mình chút thiện lương cũng đang phải gánh chịu. Đó là những tội ác giết người dã man diễn ra dường như hàng ngày tại Trung Quốc, như cuộc đàn áp người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công,…cùng tất cả vấn nạn kể trên.
Cũng từ đó, nền văn hóa mới của Trung Quốc được ra đời, với cái tên “văn hóa Đảng”. Đấy chính là cái nôi của một chủ nghĩa khủng bố tinh vi hơn rất nhiều so với ISIS. Độ tinh vi ấy thể hiện qua việc biến mất mà không ai hay của nền văn hóa 5000 năm, hay những tội ác sánh nganh ISIS nhưng không hề có một bản tin nào nói đến. Và sự tinh vi còn ở chỗ, các quốc gia sẵn sàng chấp nhận cái vòi tư tưởng khủng bố của Trung Quốc cài đặt vào đất nước mình thông qua Viện Khổng Tử.
Ảnh cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”: Mô tả một dạng tội ác chưa từng thấy trên Trái đất này, đang diễn ra tại Trung Quốc, nhưng rất ít phương tiện truyền thông đưa tin.
Nói như thế để biết rằng, một khi không tẩy rửa và xóa sạch văn hóa biến dị, cực đoan thì sự tồn tại của nhóm khủng bố vẫn không thể bị lung lay. Bởi lẽ, chúng tồn tại trong tư tưởng và khống chế những người đã tin tưởng hay chấp nhận nó dẫu vô thức hay có ý thức. Văn hóa có sức mạnh vô hình tác động đến mỗi cá nhân trong từng suy nghĩ và hành vi.
Vậy nên, nếu những niềm tin sai lệch, những thứ văn hóa độc hại không bị rũ bỏ thì cái ác sẽ vẫn tồn tại. Tất nhiên, thiện và ác lúc nào cũng có, nhưng đi quá mức như nhiều vấn đề ở xã hội ngày nay thì thực sự rất nguy hiểm. Giống như một khối u trong cơ thể, nếu vẫn được cung cấp dưỡng chất thì khi phát triển nó có thể làm hại đến cả cơ thể. Nên cũng nói, nhận rõ vấn đề để ngừng tiếp tay cho sự phát triển của khối u này là điều hết sức cần thiết.
Dĩ nhiên, đây cũng không phải là “ăn củ mì bàn chuyện thế giới”, rỗi hơi nghĩ chuyện thiên hạ. Thực ra, thế giới như một cơ thể toàn vẹn, mỗi quốc gia là một bộ phận trong cơ thể ấy, mà ai cũng biết, ung thư chỉ có mặt trong một cơ quan nào đó nhưng lại có thể giết chết cả cơ thể. Nếu cứ giữ cái tư tưởng “sống chết mặc bay”, thì khi lũ tới, ai là người cứu chúng ta, hay là ngồi đợi “nước đến chân mới nhảy”.
Nhưng một con én có làm nên nổi mùa xuân? Biết rồi thì cũng có làm được gì? Thực tế, chúng ta chẳng cần phải làm gì cả, mà chỉ cần biết đâu là tốt xấu, đâu là thiện ác, biết đâu là văn hóa chân chính, văn hóa biến dị, tẩy rửa tâm hồn và tránh xa khỏi những tuyên truyền xấu xa cùng những lừa dối kích động để giữ mình khỏi sa ngã, và không hùa theo cái xấu, nghe những lời sai lệch mà làm chuyện trái luân thường, bấy nhiêu thôi thì cá nhân ấy đã là phúc của bá tánh rồi. Thiện ác có báo cả, tà không thể thắng chính, do đó đừng dại dột mà chọn phía tà để sau này hối hận thì đã muộn.
Nhân tiện cũng nói qua về một nghiên cứu về ý thức, nghiên cứu này là của ông tiến sĩ người Nhật tên Masaru Emoto. Theo nghiên cứu của ông, suy nghĩ của con người có thể tác động làm thay đổi cả tinh thể nước. Điều này cho thấy, mỗi suy nghĩ tích cực của chúng ta có một sức mạnh nhất định.
Từ trái qua phải: tinh thể sau khi đọc từ “Thông thái” bằng tiếng Đức, tinh thể sau khi
đọc từ “Thông thái” bằng tiếng Anh, và tinh thể sau khi đọc từ “Thông thái” bằng tiếng Nhật.
Vậy thì biết đâu chỉ đơn giản với một thiện niệm, chúng ta có thể cải biến bản thân và hoàn cảnh xung quanh, thay đổi một phần nhỏ của thế giới này, một phần rất nhỏ thôi, nhưng nhiều phần rất nhỏ thì sẽ được cái rất to. Chỉ cần một thiện niệm, biết đâu bạn có thể cứu cả một thế giới.
Tác giả: John Nguyễn, Hàn Mai chỉnh lý