Các nhà khoa học đã quan sát được một ngôi sao biến mất bí ẩn có thể là trường hợp xác nhận đầu tiên về siêu tân tinh thất bại, ngôi sao đó đã cố gắng phát nổ nhưng không thành công. Một lỗ đen hình thành sau đó đã “ăn” những gì còn lại của ngôi sao.
Năm 2009, một ngôi sao trong thiên hà NGC 6946 đã bùng lên trong vài tháng đến 1 triệu lần khiến nó sáng như Mặt Trời. Sau đó, nó dường như tan biến. Thông thường ngôi sao này chỉ có thể ẩn sau một bức tường bụi, nhưng quan sát bằng kính viễn vọng không gian Hubble lại cho thấy nó thực sự không tồn tại.
Ánh sáng còn sót lại có thể phát ra từ các mảnh vỡ rơi vào hố đen hình thành khi ngôi sao chết, nhà thiên văn học ở Caltech Scott Adams và đồng nghiệp viết.
Hố đen thường được hình thành do hậu quả của siêu tân tinh, vụ nổ kết thúc sinh mệnh của ngôi sao lớn. Nhưng nhiều bằng chứng gần đây cho thấy không phải tất cả đều kết thúc bằng tiếng nổ, một số ngôi sao có thể bỏ qua siêu tân tinh và sụp đổ vào hố đen.
“Đây là bằng chứng quan sát rất vững chắc đầu tiên về một siêu tân tinh thất bại“, Elizabeth Lovegrove, một nhà thiên văn học tại Đại học California, Santa Cruz nói.
Sự cố gắng của siêu tân tinh này, được quan sát đầu tiên bằng Kính viễn vọng Ống nhòm lớn ở bang Arizona, đã xảy ra khoảng 19 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghi ngờ một ngôi sao vàng siêu khổng lồ đã giảm sáng dần vào năm 2010 là một siêu tân tinh thất bại, nhưng không có đủ dữ liệu chắc chắn.
Iris, theo Science News