Tinh Hoa

Làm thế nào Vị thần Ganesha lại có đầu voi và những câu truyện [về các vị Thần] khác

NEW YORK— Tại hai triển lãm, một triển lãm hiện đang diễn ra và một triển lãm sắp tới, do Hội Châu Á tổ chức, [các chuyên gia] đang tìm cách để giải mã [những] biểu tượng trong nghệ thuật tôn giáo của Ấn Độ và Hy Mã Lạp Sơn.

“Nagaraja,” (Trái) sẽ được trưng bày tại triển lãm “Asia Society’s Golden Visions” (Tầm nhìn Vàng của Hội Châu Á) mở vào ngày 19 tháng 3; và ”Điệu nhảy của Krishna trên Kaliya” (Phải) được trưng bày tại triển lãm “Asia Society’s Tales of Wonder”(Những câu truyện cổ kỳ diệu của Hội Châu Á) (Ảnh: Lynton Gardiner và Richard Goodbody/ Hội Châu Á)

Làm thế nào Vị Thần Ganesha có thân người đầu voi (nó có nguồn gốc của một cuộc phẫu thuật) và những câu truyện [về các vị Thần] khác được giới thiệu trong [triển lãm] “Tales of Woner” ([mở cửa] đến ngày 4 tháng 5). Những nét nổi bật tại triển lãm trong điêu khắc Ấn Độ [bao gồm] một [bức] màu nước và một tấm thảm sơn, tất cả đều mô tả [về] những vị Thần khác nhau của sử thi Hindu và Ấn Độ. Băng hình và [nội dung] những dòng chữ giải thích [về] những điều chúng diễn đạt [như] “làm thế nào họ có thể xác định được những trang phục” và tiết lộ “làm thế nào những biểu tượng tĩnh [ấy có thể] truyền đạt được những câu truyện [về các vị Thần]”?

[Những] bức điêu khắc của Hy Mã Lạp Sơn từ Bộ sưu tập của Bảo tàng Xã hội Châu Á ([mở cửa] đến ngày 18 tháng 5) bao gồm 4 đại diện của [những hình tượng] Bồ Tát, người đã hỗ trợ mọi người trên con đường đi đến sự giác ngộ. Những người quen thuộc với những mô tả Đông Á của Avalokiteshvara, được biết đến là vị Bồ Tát của sự Từ bi”, sẽ hiểu được những hình tượng khác nhau liên quan đến Bồ Tát trong tác phẩm của Hy Mã Lạp Sơn.

Cả hai cuộc triển lãm hiện tại chiếm nhiều những tác phẩm đặc trưng đến từ Bộ sưu tập thứ 3 của Ông Bà John D. Rockefeller, những tác phẩm ấy tạo nên một phần lớn trong bộ sưu tập lâu dài của Hội Châu Á trong nghệ thuật của người Châu Á và người Mỹ-Á.

[Triển lãm] “Golden Visions of Densatil”, mở cửa đến ngày 19 tháng 3, sẽ là khám phá đầu tiên của công trình trục vớt [những di vật] từ một tu viện Phật Giáo Tây Tạng, [tu viện] đã bị phá hủy một phần lớn trong Đại Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc.

Người Tây Phương cuối cùng đến tu viện là học giả người Ý, ông Guiseppe Tucci, vào năm 1948. Những bài viết và bức vẽ minh họa nổi bật của ông khiến hiểu biết hiện tại của chúng ta như được lật sang một trang mới, chúng bao gồm hình thức đặc biệt của “bảo tháp tưởng niệm”, bảo tháp với những điêu khắc từng tầng từng tầng, [như] thể hiện một chặn đường đi đến sự giác ngộ.

Những tác phẩm [về các vị Thần] mang tới từ những bộ sưu tập Công khai và của tư nhân ở Mỹ và Châu Âu. Ngày nay, hầu hết bộ sưu tập hoàn chỉnh nhất của những tác phẩm [vị thần] Densatil nằm ở bên trong Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh.

Bảo tàng Xã hội Châu Á

725 Park Ave.

New York, NY 10021

212-288-6400

$7–$12. asiasociety.org

Ký giả: Christine Lin

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên