Say xe là nỗi sợ hãi của nhiều người mỗi khi nghĩ đến việc phải di chuyển bằng tàu, ô tô. Nhiều người thường cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và phải dùng đến thuốc để chống say. Tuy nhiên, đôi khi tác dụng phụ của những loại thuốc này lại khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn nữa.
Triệu chứng của say xe
Cảm giác say xe xuất hiện khi thân mình, tai trong và mắt chuyển tín hiệu thần kinh ghi nhận được lên não một cách không giống nhau. Điều này xảy ra là do tai trong cảm nhận sự di chuyển của xe trong khi mắt chúng ta không cảm nhận đầy đủ được sự di chuyển này nếu chúng ta nhìn xuống sàn, xe bịt kín hạn chế tầm nìn ra trước…
Triệu chứng say xe bao gồm buồn nôn, nôn, mặt tái, da lạnh, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi tiết nước bọt, ngáp, khó chịu, mệt mỏi, thở nhanh…
Hiện tượng này có thể dẫn đến tụt huyết áp, xỉu, suy thận cấp… Và đây chính là những biến chứng cực kì nguy hiểm khó có thể lường trước được việc say xe.
Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha ít giấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe.
1. Dùng gừng tươi
Theo đông y, gừng có vị cay, tính âm, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Gừng sống còn có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế nếu ai đi ô tô hay bị say xe thì nên sử dụng gừng để chống say xe vừa dễ lại vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.
Cách chống say xe bằng gừng tươi như sau: Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi hòa với một cốc nước ấm để uống.
Đồng thời, trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.
Nếu những ai không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng ngậm vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.
Hoặc bạn cũng có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
Ngoài ra, có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
2. Lá trầu
Theo đông y, lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn, vì vậy trước khi khởi hành bạn có thể ngắt 1 ít lá trầu cho vào túi, khi ở trên xe lấy 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Hoặc trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
3. Tinh dầu
Ngửi một chút tinh dầu (oải hương, bạc hà,…) khi cảm thấy chóng mặt, hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Lưu ý
– Tránh ăn quá no, thức có ăn mỡ, rượu bia đêm trước hành trình.
– Ăn nhẹ, ít năng lượng 24h trước.
– Tránh bơ sữa, sữa chua, pho mai trước di chuyển.
– Khi ngồi trên xe thì chọn ngồi ghế trước, ngồi trên máy bay có thể ngồi vị trí ngang cánh tàu bay. Khi đặt vé tàu xe, nếu được bạn hãy chọn vị trí ngồi ở các hàng ghế phía trước, sát cửa kính.
– Nhìn thẳng ra xa.
– Ngồi tựa đầu vào thành sau ghế và giữ ổn định.
– Chỉnh luồng gió của quạt vào mặt.
– Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.
– Tránh kích thích thị giác, bạn không nên đọc sách báo hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi trên xe. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mắt và ảnh hưởng tới hoạt động của tiền đình.
Hà My
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: