Tinh Hoa

Làm gì khi con trẻ quấy khóc, giận giữ, bật mí 5 bí quyết sau

Công việc áp lực và mệt mỏi, việc chăm sóc và dạy dỗ con cái là một vấn đề của các bậc cha mẹ, nhất là khi trẻ khóc lóc mè nheo không chịu nín. Khoan hãy nóng nảy, lúc này là lúc bạn cần phải thật bình tĩnh.

1. Giữ bình tĩnh

Điều bố mẹ cần làm là khiến bản thân bình tĩnh lại trước, đừng để mình bị kéo theo cảm xúc của con. Có rất nhiều bậc phụ huynh dễ bị hành vi gây rối của con chọc tức, kết quả luôn là con sẽ quấy khóc dữ dội hơn.

2. Đừng thỏa hiệp

Cùng lúc với việc giữ bình tĩnh, bạn nhất định phải kiên trì. Việc này là để con hiểu được rằng dù có tức giận thế nào đi chăng nữa cũng không thay đổi được nguyên tắc. Tuyệt đối không thỏa hiệp với yêu cầu vô lý của con. Đây là một cuộc đấu tranh tâm lý, nếu bạn khuất phục trước sự quấy khóc của trẻ, vậy thì sau này nguyên tắc của bạn cũng sẽ tiếp tục bị phá vỡ.

3. Không thỏa hiệp khác với mặc kệ

Không thỏa hiệp khác với mặc kệ. (Ảnh: Internet)

Không thỏa hiệp hoàn toàn không tương đương với nhắm mắt làm ngơ, mặc kệ cứ để cho con tức giận, khó chịu. Khi không được thỏa mãn mong muốn, việc trẻ quấy khóc là phản ứng rất bình thường. Nghĩ đến điều này, tự nhiên bạn sẽ khoan dung hơn với con, để trẻ biểu đạt sự bất mãn trong lòng. Đồng thời bạn còn có thể thử cho con lựa chọn hoặc để tự con đưa ra cách giải quyết thay thế.

4. Chuyển hướng chú ý của con

Khi trẻ đang ở trong giai đoạn khó chịu, cha mẹ hãy thử chuyển hướng chú ý của con. Đầu tiên hãy dẹp bỏ sự tranh luận sang một bên, cùng con làm việc gì đó khác đúng lúc để con thoát ra khỏi chuyện không vui vừa rồi, ví dụ như hỏi xem tối nay con muốn ăn gì hoặc rủ con cùng chuẩn bị món ăn.

5. Cho con thời gian và không gian để bình tĩnh lại

Cho con thời gian và không gian để bình tĩnh lại. (Ảnh: shutterstock.com)

Nếu đã làm hết những điều bên trên mà con vẫn chìm trong cảm xúc của chính mình. Vậy thì hãy cho con thời gian và không gian một mình để trẻ tự mình điều chỉnh cảm xúc. Đợi đến khi con giải tỏa xong rồi hoặc mệt rồi, tự hiểu ra thì con sẽ bình tĩnh không quấy nữa. Lúc này khi đối diện với con, nhất định cha mẹ phải có thái độ tích cực, ví dụ như dịu dàng ôm bé, ngồi cùng con một lát rồi lại tiếp tục làm những việc khác.

Theo trithucvn