Trong văn hóa truyền thống có câu: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, tức là nuôi nấng mà không dạy dỗ là lỗi của cha mẹ. Cho nên biết cách nuôi dạy con cái là một điều hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục và tâm lý. Cô có 1 bằng tiến sĩ và 3 bằng thạc sĩ, cũng như nhiều năm giảng dạy thực tế và kinh nghiệm lâm sàng.
Cô Trần cho biết sự thiếu hiểu biết của cha mẹ thật sự sẽ tạo thành những tổn thương rất lớn cho con của họ. Ví dụ một trường hợp mà cô Trần gặp khi đang học thạc sĩ ở Mỹ, có lần cô đi siêu thị mua sắm, thì đột nhiên nghe thấy tiếng khóc rất to, cô quay đầu lại thì thấy một đứa trẻ da đen đang khóc rất thảm thiết. Người mẹ đứng bên cạnh không có bất cứ hành động nào, không dỗ dành, cũng không nói lời an ủi, dường như cô ấy không biết phải làm như thế nào. Người mẹ không hiểu hành vi im lặng của mình sẽ gây ra tổn hại gì cho đứa trẻ, đồng thời khiến cho những người xung quanh khổ sở ra sao.
Nhiều người từng nghĩ rằng người có quyền hành và tri thức cao trong xã hội có thể biết cách làm cha mẹ như thế nào, nhưng thật ra không phải vậy. Hiện nay có rất nhiều sách chỉ cách làm cha mẹ như dạy bạn 100 chiêu, 70 bí quyết, v.v…, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì hầu như không ai làm được. Điểm mấu chốt của vấn đề là quan niệm của chúng ta vẫn chưa thay đổi, nên khi đối mặt với sự việc cụ thể vẫn là dùng thói quen cũ để giải quyết.
Nhiều người có tri thức và địa vị cao trong xã hội cho rằng việc ăn, uống, ngủ nghỉ của trẻ thì chỉ cần tìm một người chăm sóc chúng là được rồi, người này không cần phải có học vấn gì. Cô Trần nói điều này lại là một sai lầm nữa trong ‘giá trị quan’, khi có nhận thức sai lệch lạc thì sẽ cảm thấy việc chăm sóc con cái là sự hy sinh rất lớn. Như thế khi chăm sóc đứa trẻ họ sẽ cầu nhanh chóng, mong rằng đứa trẻ có thể mau mau theo kịp sự phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác. Người mẹ lúc này sẽ trở nên vội vàng, gấp gáp bởi vì còn phải đi làm và có nhiều công việc khác. Đây là nguyên nhân người mẹ sẽ rất khó để nhìn thấy sự phát triển từng bước từng bước mà đứa trẻ cần phải có. Khi phát hiện ra thì đứa trẻ đã phát sinh vấn đề rất nghiêm trọng rồi, họ khống chế không nổi nữa.
(Còn tiếp)