Bởi vì tỷ lệ sinh ngày càng giảm, trong các gia đình thường là nhiều người lớn vây quanh một cháu bé, vậy nên cảm giác tồn tại của đứa trẻ đã rất đủ đầy. Nhưng tại sao trẻ vẫn không hài lòng, ném vứt đồ chơi và tỏ ra nóng nảy?
Cô Trần từng nói rằng: “Hạnh phúc đến từ việc giúp đỡ người khác”. Theo góc độ cơ chế sinh lý, cơ thể phải có trong và ngoài (In and Out). Nếu ăn vào sẽ cần phải đào thải ra ngoài, không thì cơ thể sẽ tăng cân.
Đó là do trong cơ thể có quá trình chuyển hóa, nếu bạn chỉ một mực “cho đi” một chiều mà con trẻ không “xuất ra”, vậy thì cháu bé sẽ không thấy mình quan trọng, và không biết giá trị sự tồn tại của bản thân. Khi đó trẻ sẽ thể hiện đủ mọi hành vi mất trật tự, thậm chí là hành vi bạo lực. Đây là lý do tại sao tôi nhấn mạnh rằng: trẻ em cần phải báo đáp và tri ân.
Cô Trần luôn khuyến khích trẻ không mua đồ chơi làm sẵn mà hãy tạo ra chúng. Đối với con mình cô chỉ cho chúng một cái chăn và một cái hộp các tông để các cháu tự mình sáng tạo ra đồ chơi. Cô nói với con: “Con đang tạo ra thứ mà tiền không mua được, có nhiều tiền hơn nữa cũng không mua được thứ này”. Một tấm chăn không chỉ có thể biến đổi hình dạng mà còn có thể được tái sử dụng, đó là một cách tốt để dạy trẻ về các giá trị quan.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: