Nếu một người muốn được người khác tin tưởng thì việc dưỡng thành “tính tự giác” là rất quan trọng. Tiến sĩ Trần chia sẻ: “Sau một thời gian rèn luyện, tính tự giác của bản thân tôi tốt hơn trước rất nhiều. Tôi sẽ thường xuyên kiểm điểm lại bản thân, bỏ đi những lời nói, hành vi, thói quen có thể mang lại tai họa cho bản thân, nhờ đó mà gặp dữ hóa lành.”
Cô Trần được giáo dục ở Đài Loan, khi người khác có điều gì tốt, cha mẹ sẽ dặn con cái đừng ghen tị, vì đó là do điều kiện gia đình của họ. Có câu thành ngữ “an phận thủ thường”, bạn đang ở vị trí của mình, tài đức của bạn sẽ tương ứng với vị trí này. Bạn chỉ cần làm việc một cách vững chắc, khi bạn làm tốt và tích nhiều phúc đức thì sẽ có người quý trọng tài năng thực sự của bạn và đề bạt bạn lên một vị trí mới.
Nói cách khác, tâm của bạn cần phải ổn định trước, sau đó phải giữ thật vững “khẩu đức”, “thủ đức” và “đức hạnh” của bản thân mình, đừng đặt tiêu chuẩn vượt quá khả năng của bản thân, cũng đừng đứng núi này trông núi nọ.
Người thầy đầu tiên và cũng là người thầy tốt nhất có thể dạy trẻ, đó chính là cha mẹ. Bởi vì thông qua cha mẹ, trẻ em mới có thể nhận biết và học cách tiếp xúc với thế giới này. Vì vậy, quản lý cảm xúc của bạn và dưỡng thành tính tự giác là điều hết sức quan trọng.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: