giờ sáng ngày 22/12 vừa qua (giờ VN), một cảnh tượng rất hiếm gặp của vũ trụ đã diễn ra: sao Kim và sao Mộc rực sáng trên bầu trời, trong khi sao Hải vương và Diêm vương tinh lấp ló ở giữa và có thể quan sát được bằng kính viễn vọng cỡ nhỏ.
Theo Space.com, đây là một cơ hội rất hiếm để những người yêu thiên văn có thể quan sát được toàn bộ các hành tinh lớn của Thái dương hệ trong cùng một đêm. Đường chéo cắt ngang bầu trời do bốn hành tinh nói trên tạo ra được gọi là đường nhật/nguyệt thực, vì đó cũng chính là đường thẳng mà mặt trăng, mặt trời, Trái đất cần tạo ra khi có Nhật thực/nguyệt thực.
Tuy nhiên, sự thú vị chưa dừng lại tại đó. Đến khoảng 6h chiều nay (giờ Việt Nam), người dân ở một số khu vực trên thế giới sẽ có thể quan sát được nốt ba hành tinh lớn còn lại. Lúc này, đường nhật /nguyệt thực đã nghiêng theo chiều ngược lại và dọc theo nó, người ta có thể nhìn thấy sao Thủy, mặt trăng, sao Thổ và sao Hỏa. Xa xa, ở phần “phông nền” sẽ là ba trong số những ngôi sao sáng nhất: Arcturus (hay còn gọi là sao Alpha Bootes và “người giữ gấu”), Regulus (sao sáng nhất trong chùm sao Leo) và Spica (sao sáng nhất trong chùm sao Virgo). Trong đó, sao Spica nhận được sự chú ý đặc biệt, vì trong năm 2012, mặt trăng sẽ có rất nhiều dịp bay sát gần Spica, thậm chí sẽ có lần bay cắt mặt ngôi sao này. Những sự tiếp cận ở cự ly gần giữa hai vật thể không gian như vậy được gọi là giao hội. Dù ý nghĩa của chúng không quá quan trọng đối với thiên văn học hiện đại nhưng đó luôn là những hiện tượng vô cùng thú vị để quan sát.
Mặc dù vậy, vị trí và sự xếp hàng của các hành tinh trong ngày hôm nay hoàn toàn ngược với sự giao hội. Không một hành tinh nào ở gần nhau. Điểm đặc biệt nhất của sự kiện chính là 7 hành tinh đều phân bố quanh đường nhật thực rất đều nhau. Hai hành tinh duy nhất nằm hơi cách xa nhau là sao Hỏa và sao Mộc, Space cho biết. Y Lam |
Theo VietnamNet