Bạn là một phượt thủ?, bạn thích khám phá và trải nghiệm những điều mạo hiểm và thú vị?. Hãy đọc những thông tin bổ ích sau đây để có thêm kinh nghiệm cho chuyến đi của bạn được an toàn hơn.
Mang theo những vật dụng cần thiết khi đi phượt
Tham gia hành trình du lịch phượt, bạn cần trang bị những vật dụng bạn cần thiết như: lều trại, quần áo, áo mưa, áo khoác, đề phòng khi thời tiết mưa bão, lạnh giá. Đặc biệt, bạn cần mang đủ nước uống cho cuộc hành trình.
Về đồ ăn: Cơm nắm, muối vừng, ruốc, lương khô, mì gói… Nếu bạn muốn mang theo đồ ăn nóng thì chuẩn bị sẵn: bật lửa, bếp cồn, xoong nồi, đồ ăn nhanh.
Ngoài ra, chúng ta cần mang theo sạc dự phòng và chọn loại đèn sử dụng pin hoặc loại đèn cắm được với sạc dự phòng.
Thông báo cho đoàn biết bạn muốn rời đi
Đi phượt theo nhóm, mỗi thành viên ngoài việc trang bị cho các kỹ năng cơ bản khi đi du lịch cũng cần tuân thủ sự hướng dẫn của trưởng nhóm. Nếu bạn muốn tách nhóm để chụp ảnh hay thăm thú cảnh vật xung quanh, bạn nên thông báo cho các thành viên trong đoàn để mọi người biết lịch trình cụ thể.
Bám sát nhau khi đi du lịch nhóm trong rừng là cách để không bị lạc và an toàn nhất. Các thành viên trong đoàn thi thoảng nên kiểm tra và gọi nhau. Tốt nhất trang bị sẵn cho mình một cái còi để thổi phòng khi bị lạc.
Giữ bình tĩnh khi bị lạc
Trong trường hợp bị lạc, nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi rừng thì đứng lại ngay tại chỗ đó để người trong đoàn tìm thấy bạn nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc ngồi nghỉ không chỉ lấy lại năng lượng mà còn giúp bạn bình tĩnh hơn, tránh hoảng loạn để tính toán các bước tiếp theo.
Xác định vị trí của mình
Nếu chỗ lạc có có sông, suối, thì trấn an tinh thần và nghĩ lại mình đi vào rừng từ hướng hạ lưu hay thượng lưu. Sau đó, đi men theo sông suối để ra rừng, dọc theo sông suối sẽ đổ về đồng bằng hoặc có người ở, khả năng thoát hiểm của người bị lạc sẽ cao hơn đi các hướng khác.
Trèo lên cây hoặc điểm cao, bạn cố gắng quan sát xung quanh xem có khói hay nóc nhà dân không rồi đi theo hướng đó. Ban đêm cũng có thể treo lên cây hoặc điểm cao để quan sát ánh đèn đốm lửa. Nếu khoảng cách gần thì di chuyển ngay, nhưng nếu xa cần phải nghỉ lại qua đêm xác định phương hướng để ngày hôm sau di chuyển.
Quay lại đường cũ đã đi nếu bạn đủ sức và đủ nhớ
Nếu bạn hay đi rừng và có thể ghi nhớ được tốt cung đường mình đã đi như thế nào thì đừng chần chừ mà quay đầu lại nếu có đủ sức. Đấy là cách nhanh chóng nhất để bạn tự cứu bản thân mình vượt qua gian nan này. Một trong những điều cần chú ý nữa đó là nên tránh đi vào nơi bụi rậm, nhiều cây cối vì chúng sẽ làm ta khó xác định được phương hướng, các con đường mòn là lựa chọn hiệu quả hơn cả.
Lập kế hoạch
Xác định xem bạn có thể ra khỏi rừng trước khi mặt trời lặn hay phải ở lại cho đến sáng. Nếu có thể ra được rừng khi trời còn sáng, cố gắng đi về hướng Đông, hướng mặt trời mọc. Nếu trời đã nhá nhem tối thì lánh tạm vào chỗ nào đó đợi trời sáng rồi tìm đường ra ngoài.
Tìm nguồn nước sạch, thực phẩm
Nếu không có nước và thực phẩm mang theo, bạn phải tìm nước suối, hứng sương trên lá cây. Con người không thể tỉnh táo nếu thiếu nước tới ngày thứ hai. Bởi vậy, khi bị lạc, chúng ta cần chủ động tìm kiếm nguồn nước để cầm cự thêm nhiều ngày. Sau đó, đi dọc về hướng nước sông suối chảy, khả năng sống sót sẽ cao hơn.
Tìm chỗ trú ngụ
Người bị lạc cần tìm địa điểm thích hợp để nghỉ ngơi giữ năng lượng, không nên chạy ngược chạy xuôi tìm đường ra sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và càng mất bình tĩnh hơn.
Qua đêm trong rừng, một trong những rủi ro mà bạn phải đối mặt là tình trạng hạ thân nhiệt. Cách tốt nhất là tìm nơi trú ẩn để có thể giữ khô và ấm cơ thể như hang động. Ngoài ra, những chỗ cạnh tảng đá lớn, một cái cây chết hoặc cây lớn cũng khá lý tưởng. Nếu tìm ra vị trí thích hợp, cố gắng ở yên đó. Người khác sẽ dễ tìm thấy bạn khi bạn ngồi yên một chỗ hơn là di chuyển.
Tìm mọi cách phát tín hiệu cầu cứu
Việc đánh dấu vị trí của bạn cũng giúp mọi người có thể quan sát được từ trên không. Hãy vẽ một hình tam giác lớn bằng cát hoặc xếp những chiếc lá, cành cây lại với nhau, tùy thuộc vào địa hình nơi bạn đi lạc. Chúng là những dấu hiệu cầu cứu tiêu chuẩn, giúp chúng ta tăng khả năng được cứu thoát.
Vào ban đêm, khi tìm được nơi dừng chân, nên kiếm thêm một ít củi khô để đốt lửa. Việc này giúp bạn tránh được thú dữ và giúp đội cứu hộ tìm thấy dấu hiệu tốt hơn. Khi đi rừng, nhớ luôn mang bên mình bật lửa và đèn pin chuyên dụng chịu được nước và có chế độ phát sáng SOS/beacon nhé, vì chúng có thể sáng đến vài trăm mét, giúp mọi người tìm được bạn dễ hơn.
Dù bạn là người có sức khỏe tốt và tinh thần thép đến đâu thì cũng không được chủ quan khi muốn thực hiện các chuyến phượt đi rừng leo núi. Biết tự lượng sức mình, không nên ‘hùa theo’ đám bạn mà tùy hứng lên đường. Nên chinh phục các khu rừng, đỉnh núi quen thuộc trước để lấy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tham gia vào các hội, nhóm, cùng lắng nghe mọi người trao đổi, chia sẻ về tất tần tật mọi thứ có thể xảy ra để lường trước, không bị bỡ ngỡ lúc có sự cố.
Thay vì phượt một mình thì đi với đoàn nhiều người sẽ an toàn hơn, đừng vì bất kỳ lý do nào mà tách đoàn, nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà tất cả mọi người đấy. Trước khi lên đường, phải chắc chắn đã chuẩn bị hành trang đầy đủ, giúp bạn giải quyết các vấn đề khi có bất trắc xảy ra.
Trang bị đầy đủ những kiến thức về kỹ năng sinh tồn nói chung và khi đi rừng nói riêng sẽ giúp bạn ổn định tâm lý, sẵn sàng đối mặt với các tình huống rủi ro không bao trước trong hành trình, và tiếp tục lên đường. Vì cuộc đời là những chuyến đi, đi để trải nghiệm, đi để học hỏi, đi để thấy thế giới này sao đẹp quá chừng. Nhưng đừng quên, luôn hành động thông minh để chuyến đi ấy được an toàn và hoàn hảo nhé!
Đề phòng thất lạc
Để đề phòng không bị thất lạc ở trong rừng sâu, nơi hoang dã, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây :
Trước khi vào rừng hay nơi hoang dã:
– Thông báo cho người thân (hay giới chức có thẩm quyền) biết các bạn sẽ đi đâu? Làm gì? Lộ trình dự kiến? Và khi nào thì các bạn về?
– Rèn luyện thể lực, nhất là đôi chân của các bạn, để có thể vượt qua những chặng đường dài 20 – 30 km một ngày.
– Tập thành thói quen mang theo trong người những vật dụng cần thiết như: dao xếp (đa năng), bật lửa, la bàn…nhất là những người thường xuyên đi rừng.
– Không nên rời “Túi mưu sinh” khi đi rừng.
– Học tập và rèn luyện khả năng sử dụng tối đa mọi trang bị, thông thạo về các kỹ năng mưu sinh thoát hiểm, biết các phương pháp sử dụng bản đồ và la bàn, có kiến thức về thiên nhiên, có thể phân biệt và lý giải được các dấu vết, tiếng động, mùi vị, đặc tính của các vật thể và sự việc chung quanh.
– Biết cách xử lý các trường hợp sơ cứu khẩn cấp và chữa trị bệnh tật.
Khi vào rừng
Có bản đồ :
– Cứ 20 – 30 phút kiểm tra lại điểm đứng của các bạn trên bản đồ, so sánh xem có phù hợp với cảnh quang thực tế chung quanh hay không?
– Theo dõi và so sánh hướng gió và hướng di chuyển của các bạn, nếu thấy gió bị lệch hướng so với lúc ban đầu, hãy kiểm tra lại hướng di chuyển.
– Chọn một điểm chuẩn để đi tới. Như vậy, cho dù các bạn có đi vòng vèo, cũng không bị lệch hướng
– Ghi nhớ thời gian và tốc độ di chuyển của các bạn để ước tính đoạn đường đã vượt qua.
– Đánh dấu trên bản đồ những điểm đặc biệt dễ nhận thấy (nhưng không có in trên bản đồ) như: cây đại thụ, gộp đá, dị hình, gò mối, hang đá, túp lều thợ rừng, mạch nước…
Không có bản đồ:
– Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các bạn như : vạt một nhát dao vào thân cây, bẽ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ… Những dấu hiệu nầy phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra.
– Phác thảo một sơ đồ, ghi chép những điểm đặc biệt của địa thế, những điểm chuẩn của địa hình, các cảnh quang đặc biệt, đánh dấu những lần đổi hướng.
– Theo dõi và ghi nhớ hướng gió, hướng mặt trời, mặt trăng lặn mọc, quan sát các chòm sao….
Những cách tìm phương hướng khi bị lạc trong rừng:
Nếu có ánh mặt trời, bạn đứng giang tay ra, hướng về phía mặt trời mọc buổi sáng là hướng Đông, sau lưng là hướng Tây. Tay trái là hướng Bắc, tay phải chỉ hướng Nam.
1. Đối với cây đứng 1 mình:
– Mặt cây hướng về phía Nam: thì lá cây tươi tốt,um tùm.
– Mặt cây hướng về phía Bắc: thì lá cây thưa hơn
2. Ở quãng rừng rậm:
– Phần quay về phía Nam: tương đối khô.
– Phần quay về phía Bắc: khá ướt & có rêu.
3 Cây đào & cây tùng:
– Chỗ cây có nhựa thường quay về phía Nam.
4. Vân gỗ:
– Nửa phía quay về hướng Nam có vân thưa hơn nửa phía quay về hướng Bắc
5. Khe núi:
– Phần có tuyết bao giờ cũng quay về hướng Bắc.
6. Kiến:
– Làm tổ phía Nam các cây lớn, cửa tổ cũng quay về phía Nam.
7. Một số bản làng tự nhiên:
– Thường tập trung ở sườn núi phía Nam.
8. Các miếu, tháp cổ:thường quay lưng về phía Bắc quay lưng về phía Nam
9. Ban đêm chỉ cần tìm chòm sao Bắc Đẩu ở hướng chính Bắc.