Người Tajik sinh sống chủ yếu ở thị trấn Tashkurgan trên cao nguyên Pamir, ở độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển, thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Đây là nơi giáp danh với Afghanistan, Tajikistan và Pakistan, thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Họ chính là hậu nhân của người Đông Iran cổ đại, mang trong mình dòng máu thuần chủng của tộc Pamiri, đồng thời cũng là chủng tộc da trắng duy nhất tồn tại giữa một đất nước châu Á da vàng như Trung Quốc.
Một cô gái da trắng thuộc tộc người Tajik.
Những người Tajik ở Trung Quốc được gọi là người Tajik miền núi để phân biệt với người Tajik đồng bằng sống ở Afghanistan hay Tajikistan.
Hiện tại, theo thống kê dân số của chính phủ Trung Quốc, người Tajik chỉ còn khoảng hơn 50.000 người. Những người Tajik còn lại đang sống tập trung chủ yếu tại huyện tự trị dân tộc Tajik Tashkurgan, Kashgar (hay Kashi), khu tự trị Tân Cương.
Điều kiện thời tiết và khí hậu nơi đây vô cùng khắc nghiệt, có lẽ vì vậy mà tộc người Tajik cho đến ngày nay vẫn giữ được dòng máu thuần chủng cổ xưa trong mình.
Người Tajik gồm hai tộc người chính là Sarikolis và Wakhis. Họ không nói tiếng Tajik (phương ngữ của tiếng Ba Tư như người Tajik ở Tajikistan hay tiếng Dari Afghanistan) mà giao tiếp bằng ngôn ngữ Sarikol và tiếng Wakh. Tôn giáo của người Tajik Trung Quốc là giáo phái Nizari Ismail thuộc nhánh của Hồi giáo Shia
Thời xa xưa, người Tajik theo chế độ sở hữu nô lệ. Những nô lệ phục tùng sẽ được cho phép lấy vợ và sống cùng với người Tajik.
Tuy nhiên, họ đồng thời cũng bị coi là tài sản có thể trao đổi, mua bán bất cứ lúc nào.
Ở đất nước Trung Quốc xuất hiện giống người da trắng thuần chủng cư ngụ hàng ngàn năm qua.
Phụ nữ Tajik miền núi trong trang phục truyền thống.
Người Tajik mang trong mình dòng máu thuần chủng của tộc người Pamiri cổ xưa.
Họ sở hữu làn da trắng, mắt xanh, tóc vàng, mũi cao… như những người da trắng châu Âu.
Trong người tộc Tajik vẫn chảy dòng máu thuần chủng Pamiri.
Một cảnh binh người Tajik mang vẻ đẹp giống người da trắng.