Gần đây, những thành viên còn sót lại của bộ lạc Anga ở Papua New Guinea đã vui mừng, khóc, cười, nhảy múa khi chứng kiến xác ướp hun khói vị tộc trưởng được phục dựng lại nhờ một nhóm khoa học tình nguyện. Như những đứa con lạc mẹ đã lâu, nhờ có xác này, giờ đây họ lại có thể lại tiếp xúc với cõi âm để trò chuyện cùng tổ tiên dòng họ.
Trong nhiều thế kỷ, bộ lạc Anga đã ướp xác người chết bằng phương pháp hun khói độc đáo. Tập quán này có liên hệ đến những bí quyết tâm linh quan trọng dẫn dắt sự sinh tồn nhóm người này qua nhiều thế hệ.
Hầu hết các nền văn minh và bộ tộc xưa cổ đều xem trọng đời sống tinh thần hơn vật chất, nhiều nền văn hóa khác nhau nắm giữ các bí quyết độc đáo thờ cúng tổ tiên, Thần Phật… một số thậm chí coi việc giao tiếp với cõi âm, người đã khuất là việc quan trọng để dẫn dắt đời sống ở nơi hiện tại.
Trên đầu có tổ tiên
Người Anga tin rằng, người đã khuất không vĩnh viễn biến mất, họ chỉ đang tồn tại trong một thế giới bên kia, nơi biểu hiện khác với thế giới con người nơi đây. Xác ướp hun khói được bảo tồn khá lâu, có biểu hiện như một ‘chìa khóa’ trung gian để tiếp xúc với người đã khuất, tiếp xúc với nguồn trí tuệ bên kia, dẫn dắt cho con cháu nơi đây không đi trượt khỏi cuộc sống đúng đắn.
Sau khi hun khói, các xác chết không được chôn trong các ngôi mộ mà được đặt trên các vách đá dựng đứng để có thể nhìn thấy những ngôi làng ở phía dưới. Đây là nghi thức cao nhất để tôn trọng người đã khuất.
Vì sao phải hun khói?
Như đã nói, hun khói không phải mục đích, nhưng vì để bảo quản chiếc ‘chìa khóa’ quan trọng kết nối với thế giới bên kia qua thời gian hàng trăm năm, đây là phương pháp người Anga đã chọn lấy và lưu giữ.
Đầu tiên, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của xác chết được rạch ra để hút các chất béo trong cơ thể. Tiếp đó, một ống tre rỗng ruột được đâm vào bụng người chết để lấy mỡ.
Mỡ này dùng để bôi vào tóc và da của người thân còn sống của họ. Thông qua nghi lễ này, sức mạnh của người quá cố sẽ chuyển giao cho người sống. Phần mỡ còn sót lại sau đó được dùng làm mỡ.
Trong công đoạn tiếp theo, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác thịt mục nát. Đây được coi là bước quan trọng để đảm bảo xác ướp được hoàn hảo qua nhiều thế kỷ.
Lòng bàn chân, lưỡi, và lòng bàn tay cũng được cắt ra và giao cho vợ hoặc chồng đang còn sống. Phần còn lại của xác chết sau đó được ném vào ngọn lửa để hun.
Sau khi được hun khói, xác ướp được phủ bằng đất sét và đất màu đỏ, tạo thành một cái kén tự nhiên, bảo vệ thi thể khỏi sự mục nát và động vật ăn xác thối. Sau đó, xác ướp sẽ được treo lên vách núi. Tất cả nam giới, phụ nữ và cả trẻ sơ sinh ở bộ tộc Anga đều được ướp xác theo phương pháp này sau khi qua đời. Cho đến nay, các xác ướp có niên đại hơn 200 năm vẫn được tìm thấy tại cao nguyên Morobe.
Tập tục này bị dần bị loại bỏ và thất truyền khi nền văn hóa phương Tây và Kitô giáo du nhập vào Papua New Guinea.
Bruce Phan