Năm 2015, người ta đã tìm thấy một khuôn mặt khổng lồ trên núi đá cheo leo hiểm trở ở Canada, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nó hình thành tự nhiên hay là tác phẩm điêu khắc của những thổ dân da đỏ cổ xưa?
Năm 2008, các vận động viên chèo thuyền kayak đã báo với chính quyền địa phương về khuôn mặt khổng lồ này, nhưng không nói rõ vị trí chính xác. Công viên quốc gia Canada đã tiếp xúc với Tseshaht, một tập hợp những bộ lạc da đỏ cổ xưa của Canada, để có được thông tin về sự việc này.
Từ thời điểm đó Hank Gus, một thành viên của cộng đồng thổ dân da đỏ Canada Tseshaht First Nation, đã bắt đầu cuộc tìm kiếm khuôn mặt khổng lồ trong các dãy núi đá. Cuối cùng đến tháng 6/2015, Gus đã tìm thấy nó.
Núi đá với khuôn mặt khổng lồ nằm trên đảo Reeks, thuộc quần đảo Broken Group ở British Columbia, thuộc khu Công viên Bảo Tồn Quốc gia Pacific Rim.
Sau đó, hình ảnh về khuôn mặt khổng lồ trên núi đá hiểm trở được đăng lên mạng, làm bùng nổ một cuộc tranh luận về việc liệu khuôn mặt được hình thành tự nhiên hay do bàn tay con người tạo ra.
Khuôn mặt tọa lạc tại một khu vực vô cùng khó tiếp cận. Theo ước tính của Gus, khuôn mặt được tạc ở độ cao khoảng 12 mét, tính từ chân ngọn núi đá.
Bờ biển dốc cheo leo và sóng biển cuồn cuộn khiến cho cuộc điều tra sâu hơn trở nên khó khăn do khu vực đó hầu như không thể tiếp cận được, kênh truyền hình CTV News cho biết.
Cơ quan quản lý Khu Công viên Bảo Tồn Quốc gia Pacific Rim của Canada hiện đang cố gắng để xác định nguồn gốc của khuôn mặt khổng lồ cao 2 mét này.
Mathew Payne, chuyên viên Công Viên quốc gia Canada nói với ABC News: “Những dân cư đầu tiên của bộ tộc Tseshaht đã sống hàng ngàn năm nay ở khu vực này, vậy là chúng tôi đã làm việc với họ để tìm ra truyền thuyết truyền miệng của họ liên quan đến khuôn mặt khổng lồ này”.
Vậy cuối cùng thì đây là công trình của những người Anh điêng da đỏ xa xưa, đã trở thành bất tử, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của thiên nhiên?
Gus nói với CTV rằng, khuôn mặt đó nhắc anh nhớ lại về một tác phẩm điêu khắc trên cửa của văn phòng quản lý các nhóm bộ lạc da đỏ Tseshat: Đó là một biểu tượng của gió, được gọi là “Ugi”.
Thế nhưng, làm sao những con người nhỏ bé có thể điêu khắc một khuôn mặt khổng lồ như thế ở một vách núi đá cheo leo hiểm trở trên độ cao 12 mét, tại một khu vực cực kỳ khó tiếp cận? Điều này sẽ vẫn mãi là bí ẩn ngàn thu với con người hiện đại chúng ta…Bạn có lời giải chăng?
Theo daikynguyenvn