Không khí ô nhiễm thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp nhưng đối với đôi mắt ngọc của chúng ta cũng có ảnh hưởng nhất định.
“Mắt kết sỏi” có lẽ rất lạ lẫm với nhiều người, nhưng nó thực sự là một bệnh về mắt thường thấy. Khoảng 1/3 người sẽ có thể có sỏi mắt. Tiếp xúc lâu với không khí kém chất lượng hoặc thường xuyên đeo kính áp tròng, người lông mi dễ rụng, cát hay các vật lạ liên tục gây kích thích mắt, rất dễ sinh ra sỏi mắt.
Sỏi mắt, còn được gọi là sỏi kết mạc, chủ yếu là vì sỏi phân bố ở vùng đáy mắt – kết mạc mắt, có vẻ ngoài như các mô nhỏ, màu trắng hoặc dấu chấm vàng. Hình thành sỏi, thường là do mắt bị kích thích lâu dài hay người bị viêm kết mạc dị ứng mãn tính, làm cho các tế bào biểu mô kết mạc tăng sinh hoặc thúc đẩy sự bài tiết tuyến kết mạc, kết quả tróc ra các mảnh vụn tế bào và các chất tiết nhầy trộn lẫn ngưng kết tạo thành một khối mô trong suốt. Cơ chế này của mắt cũng rất giống với sự hình thành ngọc trai.
Sỏi mắt không phải là một viên sỏi thật
Sỏi mắt có thành phần gồm phospholipid, elastin và chứa một lượng lớn các muối canxi khác nhau ở mỗi cơ thể, và do đó không phải là một hòn sỏi thật. Bệnh sỏi mắt bình thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng, không có biểu hiện rõ ràng ở kết mạc, đa số cũng không có cảm giác cộm ở mắt, chỉ một số ít người có các triệu chứng như bị mắc dị vật trong mắt.
Một số quốc gia rất chú trọng vấn đề này, như thành phố Đài Bắc, Đài Loan quy định trẻ em dưới 18 tuổi và người lần đầu tiên đeo kính áp tròng, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Ai không tuân thủ sẽ bị phạt.
Khi những viên sỏi quá lớn sẽ làm tăng ma sát với giác mạc, mắt sẽ cảm thấy ngứa ran, cơ thể cảm giác có vật lạ nhưng lại không thể bài tiết theo nước mắt, nghiêm trọng hơn còn có thể gây rách giác mạc. Bác sĩ nhãn khoa điều trị sỏi kết mạc bằng cách rất đơn giản, đó là dùng một cây kim nhỏ khêu sỏi ra. Tuy nhiên nếu lâu không để ý đến, thì mắt sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến chuyển biến ngày càng xấu.
Sỏi mắt là do viêm nhiễm ở mắt
Một số bệnh nhân sau khi loại bỏ sỏi, chứng viêm mắt chưa điều trị khỏi hoàn toàn thì vẫn có thể bị kết sỏi lại. Kết sỏi không gây khó chịu cho mắt thì không cần loại bỏ, bởi vì xử lý kết sỏi sẽ khiến kết mạc hình thành sẹo, dẫn đến bề mặt kết mạc lồi lõm, sẽ làm cho mắt khó chịu.
Viêm kết mạc dị ứng, đau mắt hột, bệnh nhân khô mắt, trường kỳ dùng thuốc nhỏ mắt và người cao tuổi có nguy cơ cao hình thành sỏi mắt.
Trong sinh hoạt hàng ngày, giữ thói quen vệ sinh mắt lành mạnh, không nên day dụi mắt; người đeo kính áp tròng nên chú ý đến bảo trì, khử trùng mắt kính, kiểm tra mắt định kỳ; đi xe máy cần chọn một chiếc mũ bảo hiểm che kín toàn bộ khuôn mặt; người phải ở một thời gian dài trong mô trường cát bụi nên đeo kính bảo hộ, có thể giúp giảm nguy cơ tạo sỏi mắt.
Nhẫn Đông dịch từ epochtimes