Bẻ khớp ngón tay là thói quen tưởng như vô hại của nhiều người. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học từ trung tâm y tế Davis UC ở Mỹ đã làm rõ những tác hại của thói quen này lên xương khớp.
Điều gì thực sự xảy ra ở khớp của người có thói quen bẻ ngón tay?
Đặc điểm chung của khớp là nơi kết nối giữa 2 xương, nó được bọc trong một lớp vỏ gọi là bao khớp bên trong chứa đầy chất lỏng gọi là dịch khớp. Khi chúng ta bẻ các khớp ngón tay thì không gian bên trong khớp sẽ được mở rộng đột ngột kiến cho áp lực trong ổ khớp giảm và các bong bóng khí xuất hiện. Khi các bong bóng này vỡ sẽ tạo thành những tiếng “lách tách” mà chúng ta vẫn thường nghe.
Robert D. Boutin, một bác sĩ X quang và Robert Szabo, một bác sĩ phẫu thuật đã phân tích dữ liệu thu được từ 40 người, trong đó 30 người có thói quen bẻ khớp ngón tay.
Theo kết quả phân tích, khi các bóng khí vỡ làm xuất hiện những vết nứt li ti, tức là nó đã gây những tổn thương nhất định cho khớp. Nó có thể làm giảm các triệu chứng đau mỏi khớp theo cảm nhận của một số người, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 200 người ở độ tuổi 45 còn cho thấy, nguy cơ mắc chứng viêm khớp chia đều cho người có thói quen bẻ ngón tay và bộ phận còn lại. Khớp của những người mắc bệnh này giảm chất hoạt dịch khiến sụn thoái hóa theo thời gian gây đau và cứng, nhất là khi vận động cơ thể.
Trong khi một nghiên cứu khác khảo sát từ 300 người cho thấy, thói quen bẻ ngón tay có thể làm suy giảm chức năng của bộ phận này. Về lâu dài, thói quen này có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành miếng đệm khớp. Sau thời gian dài, chúng khiến khớp tay to lên, hạn chế khả năng cầm nắm và tính thẩm mỹ của bàn tay.
Tuy nhiên, các thử nghiệm vẫn chưa chứng minh được liên quan của thói quen này với các bệnh viêm khớp, thấp khớp và các bệnh khớp khác.
Hoàng An, theo Bright Side