Sau hơn 20 năm phát hiện, đến gần đây các nhà khảo cổ mới thực hiện một cuộc điều tra về vòng tròn thứ 4 ẩn giấu dưới đất được xác định tại một điểm cự thạch cổ đại ở Cornwall gọi là Hurlers.
Hurlers là một trong những di tích nổi tiếng nhất ở Cornwall, gồm 3 vòng tròn đá và một cặp đá đứng gọi là Piper. Cái tên này bắt nguồn từ truyền thuyết kể về một nhóm những người đàn ông bị hóa đá để chơi trò hockey vùng Cornish vào ngày Chủ Nhật thay vì đi đến nhà thờ. Hai Piper được cho là những người đàn ông đóng vai cầu môn trong trò chơi và cũng chịu số phận tương tự.
Plymouth Herald đưa tin, vòng tròn bí ẩn đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1990. Năm 1994, vòng tròn thứ 4 được phát hiện có thể ở phía Bắc của Hurlers, phù hợp với cách sắp xếp thẳng hàng trước đó.
Đến gần đây người ta mới đầu tư kinh phí để thực hiện một dự án khảo sát gọi là “Đọc Hurlers”. Các nhà khảo cổ từ Đơn vị khảo cổ học Cornwall, những nhà địa chất, và các tình nguyện viên cùng tham gia tìm hiểu về bí mật của vòng tròn ẩn mình này
Dự án “Đọc Hurlers” báo cáo rằng, vòng tròn thứ 4 được chôn “có đường kính khoảng 21 – 23m và nằm cách vòng tròn phía Bắc trong khu phức hợp 3 vòng tròn đá Hurlers 105m về hướng Bắc. Nếu được tìm thấy, có thể nó bị ngã đổ (khi đứng) hoặc thậm chí ở tư thế nằm nghiêng (đang nằm) trong khi khảo sát”.
Theo cơ quan Di sản Anh, Hurlers có một số sắp xếp ý nghĩa, cả về thiên văn học và những đền đài tang lễ hoặc nghi thức trong bối cảnh đó. Trục thông qua trung tâm của hai vòng tròn phía Bắc thẳng hàng với Rillaton, một ngôi mộ tròn thuộc Kỷ Đồ Đồng nổi tiếng với chiếc cúp vàng thủ công tinh xảo được tìm thấy bên trong. Còn trục của cặp vòng tròn phía Nam nối trực tiếp với một ụ đá tròn thời tiền sử ở phía Tây – Nam.
Liên quan đến công tác chuẩn bị, dự án Đọc Hurlers thông báo: “Chúng tôi sẽ cẩn thận đào tay lớp cỏ và lớp đất mặt quanh mỗi viên đá được xác định trong chu vi của khu vực khai quật và phần không gian bên trong. Một khoảng diện tích xấp xỉ 23m² được phong tỏa. Chúng tôi sẽ tìm cách để xác nhận khả năng hiện diện và / hoặc sự vắng mặt của từng viên đá, cũng như bất cứ thứ gì liên quan đến từng ngóc ngách (các lỗ đào, trong đó có khả năng tồn tại các đài đá đứng hoặc đã từng đứng) và có lẽ thậm chí đã san bằng những bề mặt “nhân tạo” (được tạo ra) đặt xung quanh các tảng đá. Chúng tôi sẽ xem xét xem có những phiến đá lớn tạo thành một vòng tròn đá thứ 4 hay không và kiểm tra chi tiết từng viên đá, để xem làm thế nào chúng được đặt tương quan với nhau trong một quần thể”.
Một giả thuyết cho rằng, không phải tất cả 4 vòng tròn được xây dựng cùng một lúc bởi, chúng có thể được xây dựng bởi các cộng đồng khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau vào thời đầu Kỷ Đồ Đồng.
Tân Dân, theo Ancient Code