Cuộc thi Quốc tế Võ thuật Cổ truyền Trung Quốc được tổ chức hàng năm tại tiểu bang New York, do võ sư Lý Hữu Phú (Li Youfu) làm trưởng ban giám khảo, đã khôi phục lại nền tảng những giá trị truyền thống đích thực trong võ thuật cổ truyền Trung Hoa .
Hầu hết những ký ức của ông Lý Hữu Phú khi còn bé là cảnh một vị quan chức say rượu, cán bộ phụ trách lương thực đánh đập người già và lấy cắp tiền mồ hôi nước mắt gửi về quê của những người lính ở biên cương, lúc đó làng của ông đang phải chịu nạn đói trong suốt thời kỳ Đại nhảy vọt những năm cuối thập niên 1950.
Ông đã sớm hạ quyết tâm học võ thuật.
Năm 1961, khi ông Lý 11 tuổi, những vi động xấu xa ấy đã gieo trong ông ý thức mạnh mẽ về công lý và mong muốn hành động vì điều đó. Nhưng khi trình độ võ thuật nâng cao lên, ông nhận ra truyền thống võ thuật Trung Hoa, gọi là wushu theo tiếng Quan Thoại và kung fu ở phương Tây, không phải dùng để đánh nhau, hoặc thậm chí rất nghiêm khắc về việc sử dụng sức mạnh cơ bắp.
“Võ thuật cần có võ đức“, ông Lý cho biết tại một cuộc phỏng vấn gần đây, trong đó đề cập đến những tiêu chuẩn đạo đức và tinh thần đã từng định nghĩa những giá trị truyền thống cổ xưa, vốn từ lâu đã bị bỏ quên trong các cảnh võ thuật hiện đại.
Những tư tưởng này đã chỉ đạo phần lớn sự nghiệp của ông Lý trong võ thuật, y học cổ truyền Trung Quốc, và huấn luyện khí công, sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng cho cuộc thi ở tiểu bang New York vào cuối năm nay mà ông sẽ làm giám khảo. Ông Lý đã từng tham gia cuộc thi Quốc tế Võ thuật Cổ truyền Trung Hoa, được tổ chức bởi một đài truyền hình Trung Quốc trong gần một thập kỷ. Cuộc thi năm 2016 là một sự kiện lớn nhất và cũng là cơ hội để đem những giá trị cội nguồn đích thực của võ thuật đến với thế hệ trẻ.
Nguồn gốc cổ điển
Ông Lý thành thạo nhiều trường phái võ thuật khác nhau: bắc, nam, nội công và ngoại công. Ông có một vẻ ngoài trẻ hơn 10 năm so với độ tuổi 66 của mình. Kết hợp tất cả các trường phái với nhau là một triết lý toàn diện về sức mạnh văn hóa và yêu cầu đạo đức.
Đối với học viên truyền thống, wushu không chỉ là tập hợp các kỹ thuật chiến đấu, mà còn là một loại hình nghệ thuật phong phú biểu hiện nội tâm và nhân vật. Ông Lý giải thích nguồn gốc của wushu có liên quan đến nghệ thuật múa cổ truyền Trung Quốc. Nhiều động tác và tư thế rất giống nhau.
“Múa cổ điển Trung Quốc đẹp và tràn đầy sức sống“, ông nói. “Wushu mang một vẻ đẹp riêng, đó là sự ứng dụng các nguyên tắc cơ học. Nó cũng được sử dụng trong thực chiến”.
Võ thuật Trung Quốc có thể chia thành hai trường phái: nội công và ngoại công. Bắc Wushu đến từ rất nhiều trường phái khác nhau, trong khi các môn phái phía Nam xuất phát từ một nguồn gốc chung.
“Các môn phái nội công” của wushu theo phong cách ít sử dụng cơ bắp, chủ yếu tập trung vào dòng năng lượng, trạng thái tinh thần, và những cách thức suy nghĩ. Vài môn trong số đó là Thái Cực Quyền, Bagua Fist, và Xing Yi Fist.
“Ngoại công” wushu có cách tiếp cận ngược lại, bắt đầu bằng việc kiểm soát và rèn luyện cơ bắp trước khi vận nội công.
Thật vậy, như ông Ly đã cắt nghĩa trong giáo lý của mình về võ đức, có ba giai đoạn trong wushu, đầu tiên tấn công, thứ hai phòng thủ, cuối cùng không phòng thủ cũng không tấn công và “hoàn toàn làm chủ động tác theo ý muốn”.
Mặc dù phải trải qua bầu không khí chính trị khắc nghiệt những năm 1960 và 1970, ông Lý vẫn chứng tỏ mình là một học trò xuất sắc. “Trong mười năm qua, tôi luôn làm sư phụ tự hào“, ông nói về người thầy đã hướng dẫn ông bắt đầu học võ từ năm 1968, trong thời kỳ cao điểm của cuộc Cách mạng Văn hóa. “Tôi đã luyện tập không biết mệt mỏi, cho dù thời tiết có lạnh như băng hay nóng như lò thiêu.”
Dòng năng lượng
Vào cuối những năm 1980, với tư cách là chuyên gia cả hai lĩnh vực võ thuật và y học cổ truyền Trung Quốc, ông Lý Hữu Phú đã làm việc với một nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà khoa học tên lửa nổi tiếng Trung Quốc, Tiền Học Sâm. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của ông Tiền là được biết đến như cha đẻ của chương trình không gian Trung Quốc, ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ nghiên cứu về hiệu quả của các môn phái truyền thống Trung Quốc bao gồm wushu và khí công.
Giống như khí công thiền định, thường kết hợp với việc tu luyện Đạo giáo hay Phật giáo, võ thuật cũng rất chú ý đến dòng khí hoặc năng lượng trong thân thể. Ví dụ, bằng cách thực hành các động tác chậm rãi của thái cực quyền, ông Lý đã có thể nhận thức sâu sắc hơn về năng lượng chuyển động bên trong cơ thể con người.
Ông Lý cho biết, ông bắt đầu giảng dạy và điều trị bệnh nhân bằng cách áp dụng những kiến thức đã học trong các nghiên cứu của mình. Sau khi chuyển đến Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990, ông đã được cấp phép trở thành chuyên gia châm cứu cũng như bác sĩ Đông y, và giảng dạy tại Trường Đại học Y dược Alhambra ở Los Angeles trong 20 năm.
Luật kiểm soát nội tâm
Đối với một võ sư cổ truyền chuyên nghiệp như ông Lý Hữu Phú, điều then chốt để nâng cao đẳng cấp võ công nằm ở quy tắc tinh thần nội tại, được gọi là “xinfa” hay theo nghĩa đen là “luật nội tâm” ở Trung Quốc.
Ông Lý đã nghiên cứu tất cả các loại tôn giáo tín ngưỡng và triết học, từ Phật giáo, Đạo giáo đến Cơ Đốc giáo. Ông tìm hiểu nhiều ngôi chùa, kinh thư và nhận thấy rằng những điều cốt yếu thật sự không hề được truyền lại.
“Dù cố gắng áp dụng những điều trong các quyển sách đó nhưng trình độ của tôi cũng không nâng lên bao nhiêu”, ông Li nói. “Tất cả chúng đều có vẻ vòng vo thay vì giúp bạn hiểu được ý nghĩa ở tầng thâm sâu hơn.”
Năm 1996, ông Lý đã tìm thấy điều ông hằng tìm kiếm bấy lâu nay trong Pháp Luân Công, một môn khí công nổi tiếng đã được phổ truyền rộng rãi đến hàng triệu người kể từ khi lần đầu tiên được giảng dạy vào năm 1992. Giọng nam cao opera nổi tiếng Trung Quốc, Quan Quý Mẫn, đã giới thiệu với ông Lý về một môn tập miễn phí, không cần đăng ký, chỉ gồm một bộ các bài công pháp đơn giản và những tiêu chuẩn nghiêm khắc để đề cao tâm tính, thân thể phù hợp với các nguyên lý của Phật gia và Đạo gia.
“Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), tôi không còn cảm thấy hối tiếc bất cứ điều gì. Việc tu luyện thậm chí vượt xa những cảnh giới cao nhất của wushu“.
Bảo tồn tinh hoa Wushu
Việc tu luyện Pháp Luân Công đã đưa ông đến gần hơn với giới võ sĩ, những người cùng chia sẻ nguyện vọng của ông, đó là không màng danh lợi, nhưng vẫn đạt được các cảnh giới cao thâm trong các môn võ thuật truyền thống.
Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân (NTD), một đài truyền hình tiếng Trung hoàn toàn độc lập với chính quyền Trung Quốc, đã hỗ trợ giới võ sĩ này tổ chức cuộc thi Quốc tế Võ thuật Cổ truyền Trung Quốc lần đầu tiên năm 2008. Sự kiện này được chia thành hai phần: vòng loại được tổ chức tại Đài Loan vào ngày 4/6 và vòng chung kết diễn ra tại Middletown, New York, vào ngày 17-18/9.
Một lý do thúc đẩy các nhà tài trợ tổ chức sự kiện này là bảo tồn võ thuật cổ truyền, chứ không phải là sự pha trộn hiện đại giữa những màn nhào lộn và những pha nguy hiểm trên sân khấu. Sự đàn áp của đảng cộng sản đã tạo ra khoảng cách giữa các thế hệ già và trẻ Trung Quốc, vì thế wushu đã bị thay đổi để phù hợp với thị hiếu khán giả.
Sự kiện này của NTD bảo tồn nghiêm ngặt những giá trị đích thực của wushu trong thi đấu. “Chúng tôi không muốn ‘quả đấm mới’ trong sự kiện này”. ông Lý nói. “Nó làm mất đi tính chân thực và ý nghĩa sâu sắc của wushu”.
Những phong cách gọi là “quả đấm mới” đã tước bỏ hoàn toàn các yếu tố tâm linh của wushu – bởi cộng sản vốn luôn chống đối niềm tin tôn giáo và triết học cổ xưa, sau đó thương mại hóa, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho truyền thống và nội hàm của võ thuật.
“Tất cả các yếu tố về kỷ luật, sức khỏe, và ứng dụng thực tế đều hoàn toàn không có”, ông Li nói.
Ông Li nói, “Cuộc thi đấu đã mang đến cho cả khán giả và thí sinh một diễn đàn để trải nghiệm, phát triển võ thuật truyền thống và hiểu được nội hàm của nó: Bạn phải hiểu võ thuật thì mới có thể đánh giá đúng và thấy được giá trị đích thực của nó”.
Theo Epoch Times