Tinh Hoa

Kết luận gây sốc: 97% bệnh nhân ung thư liên quan đến 1 thủ thuật nha khoa phổ biến

Các chuyên gia y tế đã phát hiện có một nguyên nhân phổ biến dẫn đến các căn bệnh mãn tính, nó nằm ngay trong khoang miệng của chúng ta.

Thủ thuật nha khoa. (Ảnh qua Superpages)

Có một thủ thuật nha khoa khá quen thuộc mà hầu hết các nha sĩ nói với bạn rằng hoàn toàn an toàn, mặc dù trên thực tế đã có nhiều nhà khoa học từng cảnh báo nguy cơ trong suốt hơn 100 năm qua. Trung bình mỗi ngày ở Mỹ có 41.000 ca bệnh được các nha sĩ sử dụng thủ thuật này và họ được tư vấn là nó có thể giúp giải quyết vĩnh viễn các vấn đề ở răng và rất an toàn.

Đó là thủ thuật nha khoa nào?

Chính là kỹ thuật lấy tủy răng. Mỗi năm có hơn 25 triệu ca lấy tủy răng được thực hiện ở Mỹ.

 

Ảnh chụp X-quang chân răng. (Ảnh qua humansarefree.com)

Cây răng sau khi được lấy tủy chắc chắn sẽ trở thành cây răng “chết” do không được nuôi dưỡng từ tủy, nó sẽ trở thành một lồng ấp các vi khuẩn kỵ khí với độ độc hại cao. Và trong một điều kiện nhất định, lượng lớn vi khuẩn sẽ đi vào máu gây ra các rối loạn bệnh lý nghiêm trọng, điều đặc biệt là nó không gây ảnh hưởng ngay mà nhiều người chỉ xuất hiện các bệnh lý sau khi làm thủ thuật khoảng vài chục năm.

Hầu hết những người từng đi lấy tủy răng đều cảm thấy sức khỏe mình ổn định trong nhiều năm, làm cho việc xác nhận vai trò của răng chết trong các bệnh lý toàn thân trở nên vô cùng khó khăn.

Bên cạnh đó, đại đa số nha sĩ không hề biết rủi ro nghiệm trọng này. Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng phương pháp lấy tủy răng đã được chứng minh là an toàn, nhưng họ lại không hề có dữ liệu hoặc nghiên cứu thực tế nào để xác nhận cho tuyên bố này.

May mắn thay, Tiến sĩ Tom Stone và Tiến sĩ Douglas Cook đã nhận biết rủi ro này từ 20 năm trước. Nhưng họ không phải là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Người đầu tiên phát hiện nguy cơ tiềm tàng trong thủ thuật lấy tủy răng từ hơn 100 năm trước đó là Weston Price, người được mệnh danh là nha sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Weston A. Price: Nha sĩ vĩ đại nhất thế giới

Nha sĩ Weston A. Price (1870-1948). (Ảnh qua ruread.net)

Tiến sĩ Price là một nha sĩ, ông đã đi khắp thế giới để nghiên cứu răng, xương và chế độ ăn của những người bản địa vốn không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm hiện đại. Khoảng năm 1900, Tiến sĩ Price bị nhiễm trùng tại cây răng mà ông được lấy tủy và ông bắt đầu nghi ngờ thủ thuật này. Sau đó một ngày, ông đã đề nghị kiểm tra răng của một bệnh nhân nữ bị tàn phế và phải ngồi xe lăn trong 6 năm, mặc dù cây răng đó chưa hề có biểu hiện nào đặc biệt.

Bệnh nhân đã đồng ý, tiếp đó Tiến sĩ Price cấy mẫu thử bên dưới da của một con thỏ. Kết quả con thỏ này nhanh chóng bị chứng viêm khớp tê liệt giống hệt như người bệnh nhân nữ kia và chết do nhiễm trùng 10 ngày sau đó. Không chỉ vậy, người phụ nữ sau khi được lấy bỏ cây răng độc đã lập tức khỏi bệnh viêm khớp, cô có thể đi lại mà không cần phải chống nạng.

Sau đó, ông tiếp tục chỉ ra nhiều căn bệnh thoái hóa mãn tính có nguyên nhân từ những chiếc răng bị lấy tủy, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh tim mạch. Ông đã tìm thấy 16 chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau dẫn đến những rối loạn trong hệ thống tuần hoàn. Bên cạnh đó, những chiếc răng mất tủy còn có liên hệ chặt chẽ với bệnh khớp, não và hệ thần kinh.

Tiến sĩ Price tiếp tục xuất bản 2 cuốn sách mang tính đột phá vào năm 1922 về ảnh hưởng của bệnh lý răng miệng đối với các bệnh mãn tính. Nhưng đáng tiếc thay, công trình của ông đã bị chôn vùi trong 70 năm cho đến khi nhà nội tiết học George Meinig nhận thức được tầm quan trọng của chúng và tìm cách phơi bày sự thật.

Tiến sĩ Meinig – Người tiếp tục phần việc của nha sĩ vĩ đại nhất thế giới

Tiến sĩ George Meinig là một người gốc Chicago, Mỹ. Vào những năm 1990, ông đã dành trọn 18 tháng để đắm chìm trong những nghiên cứu của Tiến sĩ Price. Tháng 6/1993, Tiến sĩ Meinig xuất bản cuốn sách “Root Canal Cover-Up”, đây là tài liệu toàn diện nhất hiện nay về các vấn đề liên quan đến nguy cơ của việc lấy tủy răng.

Theo Tiến sĩ Meinig, trong khoang miệng luôn có các lợi khuẩn sinh sống cộng sinh. Khi một nha sĩ thực hiện thủ thuật lấy tủy đầu tiên cần phải làm bong tróc một mảng răng lớn, sau đó hút tủy răng và trám lại bằng nhựa trám, thường là nhựa Gutta-percha, để răng không bị chảy máu, điều đó đã tạo thành một khoang rỗng ngay bên trong cây răng. Và cũng vì vậy mà những vi khuẩn sẽ bị cô lập trong khoang rỗng này, chúng không bị tiêu diệt bởi kháng sinh và cách ly khỏi hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh.

Quá trình lấy tủy răng. (Ảnh qua nhakhoaquoctemy.com.vn)

Nguyên nhân gốc rễ của nhiều căn bệnh

Dưới sự thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng trong khoang rỗng mới được hình thành sau thủ thuật, những lợi khuẩn trước đây trở thành những chủng vi khuẩn kỵ khí, mạnh mẽ và nhiều độc lực. Chúng tiềm ẩn trong ống răng chết này, phát triển âm thầm và chờ cơ hội lan truyền khắp cơ thể.

Kỹ thuật lấy tủy răng tạo ra một khoang rỗng bên trong răng chết. (Ảnh qua Nha Khoa Kim)

Khi sức khỏe tốt, những vi khuẩn này nếu rời khỏi răng sẽ bị hệ thống miễn dịch bắt giữ và tiêu diệt. Nhưng một khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm do bệnh tật hoặc tai nạn sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn kỵ khí từ cây răng chết phát triển mạnh.

Vi khuẩn kỵ khí sẽ theo dòng máu di chuyển đến các mô trong cơ thể, và sinh sôi phát triển để tạo thành những ổ bệnh tại bất kỳ cơ quan nào.

Thí nghiệm của Tiến sĩ Price cho thấy mầm bệnh có thể chuyển từ người sang thỏ bằng cách cấy ghép mảnh răng như đã nói ở trên. Ông còn phát hiện nếu lấy mảnh răng chết từ một người bệnh tim cấy vào da thỏ thì con vật sẽ lên cơn đau tim sau đó vài tuần.

Ông còn phát hiện tỷ lệ thỏ mắc bệnh tim là 100%, trong khi các bệnh khác là 80%. Gần như tất cả bệnh thoái hóa mãn tính đều có liên quan đến thủ thuật lấy tủy răng, bao gồm:

– Bệnh tim

– Bệnh thận

– Các bệnh viêm khớp và thấp khớp

– Bệnh lý thần kinh (bao gồm xơ cứng teo cơ một bên ASL và đa xơ cứng MS)

– Bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống và nhiều bệnh khác)

Ngoài ra, thậm chí răng bị lấy tủy còn liên quan đến ung thư. Tiến sĩ Robert Jones đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa răng chết và bệnh ung thư vú. Sau 5 năm nghiên cứu trên 300 bệnh nhân ông đã phát hiện có tới 93% phụ nữ mắc ung thư vú có răng chết bị lấy tủy, 7% mắc các chứng răng miệng khác và đặc biệt ở hầu hết các trường hợp khối u xuất hiện ở cùng bên với bên có răng chết hoặc bệnh lý răng miệng.

Tiến sĩ Jones nói rằng độc tố từ vi khuẩn trong răng hoặc xương hàm đã ức chế các protein chống ung thư tự nhiên của cơ thể.

Tiến sĩ Josef Issels, một bác sĩ người Đức cũng có phát hiện tương tự. Báo cáo sau 40 năm điều trị “kẻ giết người” ung thư của ông đã chỉ ra có tới 97% bệnh nhân ung thư ông từng điều trị đã từng được làm thủ thuật lấy tủy răng. Nếu như kết luận của những bác sĩ này là chính xác thì việc điều trị ung thư chỉ đơn giản là nhổ răng và sau đó xây dựng lại hệ thống miễn dịch!

Một bộ phận bị hoại tử sao có thể để lâu trong cơ thể?

Chưa từng có quy trình y tế nào cho phép để một bộ phận bị hoại tử tồn tại trong cơ thể. Nếu một cơ quan bị chết, nó phải bị cắt bỏ, ngón tay hoặc ngón chân nếu hoại tử sau tai nạn thì phải được cắt cụt, nếu em bé chết trong tử cung cơ thể sẽ bắt đầu đào thải thai nhi.

Hệ miễn dịch sẽ nhận diện chất độc và khởi phát một cuộc tấn công toàn diện trong cơ thể, đó là căn nguyên của các bệnh tự miễn dịch.

Nhiễm trùng, cộng với phản ứng tự miễn, sẽ là điều kiện thuận lợi để cho nhiều vi khuẩn hơn tập trung quanh mô chết. Trong trường hợp răng bị lấy tủy, mỗi lần nhai thức ăn sẽ trực tiếp tống từng đợt vi khuẩn vào máu.

Do vậy, để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn cũng như các biến chứng lâu dài từ cây răng chết. Bạn nên nhớ rằng, khi thực sự có vấn đề nghiêm trọng về nha khoa điều đầu tiên cần nhớ là không nên chỉ lấy tủy răng. Bạn cần nhổ bỏ răng sau khi lấy tủy và thực hiện một số lựa chọn như sau:

Làm hàm giả tháo lắp

Hàm giả. (Ảnh qua Canyon Springs Dental)

Các răng giả được đặt trên nền hàm bằng nhựa, có thể tháo ra hoặc lắp vào.

Ưu điểm: Rẻ tiền, không phải mài răng.

Khuyết điểm: Vật lạ trong miệng gây vướng víu, khó ăn, khó nói chuyện, vệ sinh không tốt gây sâu răng và viêm quanh chân răng, nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Xương dưới hàm giả tiêu dần khiến hàm giả lỏng lẻo và sau một thời gian phải chỉnh sửa hoặc làm lại.

Cầu răng sứ cố định

Kỹ thuật làm cầu răng sứ cố định. (Ảnh: internet)

Mài nhỏ một hoặc nhiều răng hai bên chỗ mất răng để làm răng trụ, sau đó lắp một cầu răng sứ vào để thay thế răng đã mất, răng sứ gắn cố định không tháo lắp được.

Ưu điểm: Vững chắc, chức năng nhai gần giống như răng thật.

Khuyết điểm: Có nguy cơ sâu răng và viêm quanh chân răng, phải mài răng thật ở hai bên chỗ mất răng, xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần. Trường hợp mất răng lâu ngày gây tiêu xương nhiều sẽ làm cầu răng không thẩm mỹ, mất răng không có răng trụ phía xa cũng không làm được cầu răng.

Răng giả trên implant

Trồng răng giả implant. (Ảnh: internet)

Đặt trụ kim loại trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất, sau đó chờ khoảng 4-6 tháng cho implant tích hợp với xương tốt sẽ làm răng sứ trên implant đó.

Ưu điểm: Phục hồi tốt chức năng và thẩm mỹ, không tiêu xương, không mài răng thật.
Khuyết điểm: Chi phí cao, bệnh nhân trải qua phẫu thuật đặt implant, thời gian thực hiện kéo dài.

>>> Thay đổi gen người thông qua tiêm vắc-xin

>>> Nghiên cứu phát hiện: Trong não mẹ có tế bào của con

Hoàng An, theo HAF