Phạm Trường Giang, một nhà báo lão thành, cũng là một chiến sỹ cộng sản đã chiến đấu để tuyên truyền chiến tranh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, thế nhưng sau đó lại bị phản bội trong Đại Cách mạng Văn Hóa.
Phạm Trường Giang là một nhà báo cho tờ Đại Công Báo danh tiếng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một người cộng sản trung thành và còn tự hào về điều đó. Ông đã từng kiêu hãnh rằng: “Trong những tờ báo và cuốn sách đã được xuất bản hợp pháp dưới sự quyết định của Đảng Cộng sản, tôi là người đầu tiên gọi những người cộng sản là Hồng vệ binh… chứ không phải là một toán cướp, và tuyên bố rằng Hồng vệ binh đang tiến quân về phía Bắc để đánh người Nhật, chứ không phải chạy trốn như những kẻ hèn nhát”.
Đó là vào những năm 1920-1930, khi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn còn là một nhóm phiến quân non trẻ bị Trung Hoa Dân Quốc – khi đó đang cầm quyền tại Trung Quốc quản chế. Phạm Trường Giang đã đề cập đến Vạn lý Trường chinh (Long March) – một đợt rút quân lớn của ĐCSTQ từ lãnh thổ mà nó chiếm đóng ở miền Nam Trung Quốc.
Ngày nay, Phạm Trường Giang là một cái tên không được biết đến nhiều ở Trung Quốc. Ông nổi lên là một văn nhân cực tả xuất chúng trong giới báo chí Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép ông tiếp xúc và gần gũi với các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cả chủ tịch Mao Trạch Đông.
Sự thất sủng của ông đã phản ánh rằng vô số trí thức khác của Trung Quốc và những nhà cách mạng đầu tiên, những người đã cống hiến cuộc đời mình cho chủ nghĩa cộng sản, chỉ để bị nuốt chửng trong bạo lực chính trị sau đó của chính ĐCSTQ.
Trong quá trình làm việc cho tờ Đại Công Báo, Phạm Trường Giang đã tích lũy được danh tiếng trong bản báo cáo của mình về các khu căn cứ cộng sản ở tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc của Trung Quốc, nơi mà ĐCSTQ đã trốn chạy và đặt nền móng sau cuộc Vạn lý Trường chinh.
Phạm Trường Giang mô tả Vạn lý Trường chinh như một cuộc hành trình anh hùng về phía Bắc, nơi mà ĐCSTQ được cho là chống lại sự lấn chiếm của người Nhật.
Trong suốt những năm 1930, Tưởng Giới Thạch đã dành thời gian để xây dựng quân đội Trung Hoa nhằm chuẩn bị đối đầu với Nhật Bản. Năm 1931, quân đội Nhật đã sát nhập lãnh thổ giàu có ở Đông Bắc Trung Quốc và thành lập một quốc gia thuộc địa gọi là Mãn Châu Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự đặt mình vào phía đối lập với chiến lược của Tưởng Giới Thạch, thay vào đó là ủng hộ “mặt trận thống nhất” để giúp ngăn chặn sự hủy diệt của nó trong tay quân đội Quốc dân Đảng. Những nhà tuyên truyền cộng sản như Phạm Trường Giang đã đưa ra những khẩu hiệu như “Trung Quốc không nên giết người Trung Quốc” nhằm tạo ra sự ủng hộ rộng rãi.
Phạm Trường Giang đặc biệt hữu ích với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì Đại Công Báo là một tờ báo nổi tiếng khắp cả nước, được biết đến với những báo cáo khách quan và độc lập. Cánh tay phải của Mao – Chu Ân Lai đã gọi đó là mặt trận tuyên truyền, Phạm Trường Giang và các phóng viên cánh tả khác đã ca ngợi ĐCSTQ và phong trào của nó, trong khi đả kích chính phủ Quốc dân Đảng.
Phạm Trường Giang bày tỏ rằng ông đã tự do “viết bất cứ điều gì mà ông ấy muốn”: “Bất cứ điều gì tôi đã viết, Đại Công Báo sẽ xuất bản theo bản thảo gốc của tôi”, Phạm nhớ lại trước khi tự tử trong Đại Cách mạng Văn hoá.
Trong 69 tin tức du lịch được gửi, Phạm Trường Giang đã ghi lại cảnh ngộ của những người sống ở vùng Tây Bắc, và chỉ trích chính sách của nhà lãnh đạo Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch. Nhiều người đã bị ấn tượng rằng ông đã có thể dự đoán chiến lược quân sự của Đảng Cộng sản ngay cả trước khi họ bắt đầu cuộc tháo lui qua Tây Nam Trung Quốc. Phạm đã ca ngợi Hồng vệ binh như một nhóm nhà cách mạng kiểu Robin Hood.
“Lưu Chí Đan thông cảm với nỗi đau của những nông dân địa phương”, Phạm viết về một sĩ quan quân đội cộng sản. “… được nuôi dưỡng trong hệ tư tưởng Cộng sản, ông đã có thể lập chiến lược và có hệ thống biến các hoạt động cướp bóc thành một phong trào xã hội”.
Ngoại trừ việc yêu cầu ông rút ngắn bình luận của mình, biên tập viên không bao giờ thay đổi một lời nào trong ba năm qua rằng ông đã thúc đẩy tư tưởng cộng sản và các hoạt động của ĐCSTQ.
Phục vụ Đảng
Những bài viết của Phạm trong quãng thời gian này, được biên soạn thành cuốn sách “Góc Tây Bắc Trung Quốc” (The Northwestern Corner of China) và được tái bản 7 lần – là điều then chốt trong việc đảo ngược nhận thức tiêu cực về mặt truyền thống của cộng sản trên lãnh thổ do Quốc dân Đảng kiểm soát.
Sự đóng góp của Phạm đối với ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở vấn đề này. Năm 1936, sau khi ĐCSTQ liên kết với Quốc dân Đảng trong một mặt trận Hoa Kỳ, Phạm lại một lần nữa đến trụ sở của cộng sản ở Diên An và phỏng vấn ông Mao Trạch Đông.
Phạm hình thành mối quan hệ gần gũi với Mao mà nhà lãnh đạo cộng sản gọi ông là “người anh em” trong một bức thư ca ngợi công việc tuyên truyền của Phạm.
Năm 1938, Phạm thành lập Hiệp hội các nhà báo trẻ Trung Quốc, tập hợp các nhà báo ủng hộ cộng sản. Năm sau, ông gia nhập ĐCSTQ và chính thức rời khỏi Đại Công Báo sau một cuộc cãi vã với Tổng biên tập về hệ tư tưởng và lập trường của cộng sản.
Rời khỏi Đại Công Báo đánh dấu sự kết thúc sự nghiệp báo chí đầy thâm trầm của Phạm. Nhật báo Tân Hoa Xã mà ông đã giúp thành lập trong các khu vực bị kiểm soát bởi ĐCSTQ là một phát ngôn được chỉ đạo theo đường lối của Đảng.
Trải qua nhiều năm và nhiều thập kỷ, Phạm đã được đối đãi tốt. Ông là người đứng đầu tờ Giải phóng Nhật báo và tờ Nhân Dân Nhật báo, thậm chí còn được thăng chức lên Quốc hội. Cũng như trường hợp của nhiều quan chức khác, điều này đã thay đổi rất nhanh chóng trong Đại Cách mạng Văn hoá.
Cùng với hàng triệu d, và những người khác thuộc cái gọi là Năm Phần Tử Xấu (Five Black Categories), Phạm đã bị bức hại và bị chỉ trích là một phần tử “phản cách mạng”. Phạm Trường Giang – người đã từng giúp biến trái tim và tâm hồn của Trung Quốc chống lại kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, đã được gửi đến một trại lao động để “cải tạo” vào năm 1969. Từng được coi là một trong những “người anh em” của Mao, ông bây giờ là người thấp nhất trong những cái thấp.
Ông bị theo dõi liên tục, bị phỉ nhổ và đánh đập trong “các cuộc đấu tranh” chính trị, và bị giao nhiệm vụ với những công việc nặng nhọc, dơ bẩn nhất. Các vệ binh đánh ông vì ông quá chậm. Phạm Trường Giang già yếu bị buộc phải mang theo nhiều thùng đất nặng trên 45kg để giúp bón phân cho cây trồng. Sau ba năm làm việc cực nhọc, cuối cùng ông đã không thể chịu nổi. Một tuần sau sinh nhật lần thứ 61 của mình, Phạm nhảy xuống giếng tự tử. Thi thể của ông được bọc trong bao nhựa và vùi trong một cái máng xối.
Theo Epoch Times