Chính phủ Hy Lạp có thể “xoay” được tiền để cầm cự đến hết tháng 6, nhưng khó có thể tiếp tục cầm cự sang tháng 7…
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra “tối hậu thư” cho Hy Lạp phải đạt thỏa thuận với khối Eurozone về chương trình viện trợ dành cho Athens trong thời gian từ nay tới cuối tháng.
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc đàm phán nhằm cứu Hy Lạp thoát khỏi thảm cảnh vỡ nợ vẫn đang trong thế bế tắc, cho dù quốc khố của nước này đang cạn kiệt dần. Sau một cuộc gặp ở Berlin ngày 19/5, bà Merkel và ông Hollande tuyên bố sẽ đưa ra “tối hậu thư” nói trên cho Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras khi các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp Liên minh châu Âu (EU) tại Riga, Latvia vào tuần này. “Chúng tôi thực sự kỳ vọng các bước tiến mang tính quyết định đang được hình thành tại các diễn đàn có liên quan, đặc biệt trong nhóm Brussels bao gồm đại diện của các nước chủ nợ và đại diện của Hy Lạp”, Thủ tướng Đức phát biểu. Về phần mình, Tổng thống Pháp nói “việc Hy Lạp ở lại trong khối Eurozone là lợi ích của tất cả các bên, nên việc đạt được một thỏa thuận kéo dài cũng là lợi ích của tất cả”. Thế bế tắc đã kéo dài 4 tháng trong cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các nước chủ nợ đã nhiều phen khiến thị trường chao đảo và đặt ra những câu hỏi về tương lai của Athens trong khối Eurozone. Lập trường cứng rắn của Pháp và Đức trong vấn đề này đang gây áp lực cho Thủ tướng Hy Lạp chấp nhận các điều kiện mà các chủ nợ đưa ra để Athens được giải ngân khoản vốn vay tiếp theo. Đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis và Thủ tướng nước này Tsipras tuyên bố tiến trình đi tới việc giải ngân vốn cứu trợ đang đi tới giai đoạn cuối. Theo phân tích của Bloomberg, Chính phủ Hy Lạp có thể “xoay” được tiền để cầm cự đến hết tháng 6, nhưng khó có thể tiếp tục cầm cự sang tháng 7. Nếu Athens không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, thì khoản nợ 3,5 tỷ Euro, tương đương 3,9 USD, mà Chính phủ Hy Lạp phải thanh toán cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trước hạn chót 20/7 có thể sẽ trở thành dấu mốc vỡ nợ của nước này. Hiện không ai biết rõ Chính phủ Hy Lạp còn bao nhiêu tiền trong tay. Tuy vậy, những nỗ lực chật vật của Athens nhằm huy động tiền cho các khoản chi trả cho thấy quốc khố của nước này đã tới lúc cạn kiệt. Theo VnEconomy Tin liên quan Dân Macedonia biểu tình đòi thủ tướng từ chức vì “thân Nga”? Xuất khẩu thủy sản sẽ lấy lại đà tăng trưởng giữa năm nay Pháp cũng không muốn dùng Mistral của Nga
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive