Số phận của người dân Trung Quốc dưới thời cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải chịu bao tang thương đau đớn. Một trong những người góp phần gây tội ác kinh hoàng nhất chính là cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.
Nguy cơ về đạo đức: Nhân tâm lạnh nhạt
Sáng 30/10/2000, tại sông Tam Tinh Đà ở Vân Dương, Trùng Khánh, chiếc “Trường Vân số 1” bị lật. Một số người vùng vẫy kêu cứu trên mặt nước sông giá lạnh.
Xung quanh có 10 chiếc sà-lan, những người chủ trên đó nghe tiếng kêu cứu nhưng làm ngơ. Họ chỉ mải vớt thứ gì đó trên mặt nước, không những thế họ còn pha trò: “Mọi người nghỉ ngơi vui vẻ dưới đó nhé!”, theo tờ Trùng Khánh.
Chạng vạng tối 24/10/2001, tại đường Thạch Phong, trấn Thạch Tỉnh, khu Bạch Vân, thành phố Quảng Châu, một bé gái 3 tuổi bị rơi xuống một hố ga không đậy nắp ở ven đường hành lang của người đi bộ. Người mẹ và người dì dập đầu cầu xin mọi người xung quanh cứu giúp. Có đến hàng chục người ở gần đó nhưng không có ai trợ giúp. Sau hơn 10 phút, cha của đứa bé mới đến kịp vớt con từ dưới cống nước lên rồi đưa vào bệnh viện, nhưng đã quá muộn, đứa bé qua đời sau đó, theo thời báo Giang Nam.
Rạng sáng 20/12/2003, tại nhà khách Sĩ Cao, huyện Hương Châu, Chu Hải, Quảng Đông, xảy ra một vụ án cưỡng dâm. Có 8 tên thanh niên cưỡng hiếp một cô gái trước mặt đám đông hàng trăm người, theo tờ Tân Kinh.
Có thể liệt kê ra vô số vụ việc khiến người ta không lạnh mà cảm thấy run rẩy kiểu này.
Một đất nước từng là quốc gia lễ nghi bậc nhất, lại xuất hiện tình cảnh này, khiến nhiều người không thể tin vào mắt mình. Có người nói “vô cảm” chính là một biểu hiện cho thấy xã hội bước vào giai đoạn ung thư kỳ cuối.
Mỗi người đều cảm thấy nguy cơ rình rập quanh mình, nên họ chỉ giữ im lặng sống qua ngày. Mối quan hệ giữa người với người từ đó cũng không còn thành tâm, thân thiện, yêu thương. Và một xã hội mà mọi người chỉ còn sự thờ ơ là một xã hội nguy hiểm nhất.
Trong cái xã hội ấy, ai ai cũng có thể tham gia hội nghị với thái độ nhất trí và cùng hô lên những khẩu hiệu vang trời, nhưng một khi gặp “kình địch”, họ lập tức bỏ chạy tán loạn.
Cho dù mọi người nói “thế kỷ 21 là thế kỷ của người Trung Quốc”. Mọi người đang mơ các giấc mơ khác nhau về một cường quốc. Thế nhưng liệu một đám đông đạo đức lạnh lẽo, thiếu tình thương yêu, có thể xây dựng được một cường quốc thực sự không?
Khi truyền thông Trung Quốc dùng giọng điệu tuyên truyền chính trị rằng “Trung Quốc đã phát triển,” “nhân dân đã sống tốt hơn,” họ có lẽ cũng quên rằng sống trong một xã hội đầy rẫy nguy cơ, cũng không có tình thương, thì liệu bao nhiêu người thực sự được hạnh phúc?
Trong 15 năm, khi Giang Trạch Dân thống trị Trung Quốc xã hội đã thay đổi như thế nào thực sự mọi người đều có thể thấy rõ. So với 15 năm trước, tỷ lệ tội phạm xã hội đã tăng tốc như thế nào? Vấn đề tham quan hủ bại, sản phẩm giả mạo, hành vi lừa gạt là tăng lên với tốc độ chóng mặt hay giảm đi? Nạn mại dâm, nghiện hút, AIDS, tội phạm xã hội đen tăng tốc hay thuyên giảm?
Mỗi người hãy tự hỏi mình, ngày nay khi đi một mình tại bất cứ thành phố nào ở Trung Quốc, bạn cảm thấy nguy hiểm hay an toàn hơn? Ông Giang Trạch Dân phát động đàn áp man rợ hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công vô tội nhưng có bao nhiêu quan chức, học giả đứng lên dũng cảm kêu gọi dừng lại? Mỗi người có thể tự hỏi xem lương tri và đạo đức của mình đang để ở đâu?
Những vấn đề này mỗi người đều có câu trả lời cho mình, tội ác làm nhân tâm biến đổi này chính là do Giang Trạch Dân gây ra, khiến việc trị liệu bất cứ vấn nạn nào của xã hội tương lai Trung Quốc đều vô cùng khó khăn, bởi vì sự thiệt hại về đạo đức là không thể tính được. Luật pháp chỉ có thể trừng trị những tội phạm, còn đạo đức là quy tắc điều chỉnh hành vi xã hội.
Khi con người không còn thành tâm và lương tri thì xã hội không còn thuốc chữa. Nếu phải hỏi thứ căn bản nhất mà Giang Trạch Dân đã hủy hoại Trung Quốc là gì, câu trả lời chính là đạo đức người Trung Quốc. Đạo đức toàn xã hội bị tàn phá chính là mối nguy hại lớn nhất của tương lai.
Giang Trạch Dân đã dốc toàn lực để hủy hoại đạo đức xã hội Trung Quốc, trên thực tế là đã dùng hai thủ đoạn là củ cà rốt và cây gậy. Sự bùng nổ của phong trào sinh viên Thượng Hải năm 1986 là một bước quan trọng trong sự nghiệp chính trị của ông.
Sau khi phong trào bùng nổ, Giang Trạch Dân cấp tốc hạ lệnh đóng tất cả các tổ chức sinh viên và ấn phẩm học sinh sinh viên, hoạt động của sinh viên chỉ còn có những vũ hội. Cuối tháng 4/1989, phong trào học sinh sinh viên lại nổi lên mạnh mẽ tại nhiều nơi, đến ngày 19/5 họ bắt đầu tham gia biểu tình quy mô lớn.
Giang Trạch Dân vốn mang sẵn tư tưởng bạo lực giết người, thích dùng dục vọng để chiêu dụ người về phe mình, từng nói riêng với một Ủy viên Bộ Chính trị: “Có hai cách để chi phối người khác, một là dùng lợi, hai là dùng dục. Đảng Cộng sản dùng hai cách này để khống chế kẻ khác sẽ bách chiến bách thắng!”.
Sau khi vào Trung Nam Hải, ông Giang đã áp dụng phương pháp này để kiểm soát hệ thống, một mặt dùng bạo lực để đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Mặt khác ông dùng sự hủ bại để lôi kéo quan to nghe theo lệnh của mình, dùng địa vị xã hội để dụ dỗ hàng loạt đám “văn nô” tuyên truyền dục vọng, kim tiền và nữ sắc trong xã hội, tuyên truyền cho tư tưởng “khinh kẻ nghèo chứ không khinh gái điếm”. “Mời khách” không còn hạn chế ở vấn đề ăn uống mà chiêu đãi kỹ nữ đã trở thành một tiết mục trong giao tế. Theo đó, phần tử tri thức còn mấy người bênh vực cho người dân lao động?
Họ dùng giọng điệu ngụy biện cho việc người lao động thuộc tầng đáy xã hội là những người tự nguyện gánh vác “cái giá không thể tránh khỏi trong sự đi lên của lịch sử!”
Mặt khác, ông Giang Trạch Dân hủy hoại lương tri con người, tạo ra nỗi sợ hãi rồi dùng nó để duy trì hệ thống của mình. Trong chương 5 của sách “Giang Trạch Dân kì nhân” đã đề cập đến chuyện sinh viên Phương Chính của Học viện thể thao Bắc Kinh trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6 như một ví dụ điển hình.
Trong lúc chiếc xe tăng điên cuồng lao đến, sinh viên Phương Chính lao vào cứu một em gái, nhưng chính cậu đã bị chiếc xe tăng cán nát đôi chân. Sau này qua nhiều lần bị “điều tra”, do thương tích nên cậu trở thành đối tượng bị tình nghi là “côn đồ” tấn công quân nhân.
Người em gái được cứu kia lại nói: Nhớ không ra tình hình khi đó, thậm chí không thừa nhận khi đó đang đi cùng Phương Chính. Vì không có ai chứng minh Phương Chính không phải là “côn đồ” nên dưới triều đại Giang Trạch Dân trong suốt hơn 10 năm Phương Chính phải chịu đày đọa về chính trị.
Dưới sự cai trị trong cảnh khủng bố cao độ của Giang Trạch Dân, tình thương yêu, lương tri và sự đồng cảm lại biến thành nhân tố gây họa cho người sở hữu nó. Thế là mọi người buộc phải học được cách tự cứu mình trong sự vô cảm, nêu cao minh triết giữ mình, sống bằng thứ triết học ‘càng ít việc vướng thân càng hay”.
Trong một xã hội bình thường, hệ thống cưỡng chế của pháp luật còn có tác dụng đe dọa khi đạo đức suy đồi. Tuy nhiên vì để duy trì sự thống trị của mình, ông Giang đã biến toàn hệ thống xã hội gồm công an, kiểm sát, tòa án, thành công cụ tiêu hủy lương tri xã hội, khiến đạo đức không còn là nhân tố ngăn chặn sự suy biến của xã hội.
Vào năm 2003, dư luận chấn động trước vụ sinh viên Tôn Chí Cương bị “nhân viên chấp pháp” khu Thiên Hà, Quảng Châu, đánh đòn hiểm và mất mạng.
Hơn nữa, trước khi sinh viên Tôn Chí Cương bị đánh chết. “Nhân viên chấp pháp” kia từng đánh chết học viên Pháp Luân Công là Cao Hiến Dân, giảng viên môn sinh vật thuộc Đại học Tế Nam (Quảng Châu); thầy Lý Tiểu Tinh, giáo sư đại học Quảng Châu; và ông La Chức Tương, kiến trúc sư quy hoạch phòng thiết kế của tổng công ty xây dựng Thực Nghiệp tỉnh Quảng Đông.
Dưới mệnh lệnh của ông Giang “đánh chết xem như tự sát”, những hung thủ giết người này không những không bị trừng trị mà ngược lại còn được khen thưởng. Ví dụ như Hàn Lập Bình đã được thăng chức Cục phó cũng nhờ những tội ác tàn độc loại này. Sau đó, người phụ trách tối cao trong vụ án Tôn Chí Cương cũng chính là Hàn Lập Bình.
Kỳ thực, ông Giang đã dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì hệ thống bức hại Pháp Luân Công và những người vô tội khác, khiến những thành phần đi ngược lại ý chí của ông trong hệ thống công an, kiểm sát, tòa án, đều bị đào thải, nghĩa là những nhân viên chấp pháp có lương tri và lòng đồng cảm vì không thể hoàn thành nhiệm vụ nên bị loại bỏ, những tiểu nhân tàn ác lại leo cao.
Một hệ thống chấp pháp của xã hội rơi vào cảnh sa đọa như thế, ai có thể bảo đảm sau Tôn Chí Cương sẽ không tiếp tục sinh ra nhưng Chí Cương khác.
Mỗi người khi đối diện với “phong trào” phá hủy lương tri, nếu chỉ nghĩ đến vạch rõ giới hạn để bảo vệ mình, vậy thì dân tộc già nua này sẽ không bao giờ thoát khỏi số phận của “phong trào” này. Sự vô cảm chỉ làm cho dân tộc này ngày càng rời xa thế giới văn minh, rồi sẽ đến một ngày kiếp nạn này rơi vào đầu từng người một.
Việc ông Giang Trạch Dân hủy hoại đạo đức dân tộc Trung Hoa đều là có chủ đích. Cuộc đời ông tràn đầy những lời dối trá, phản bội, đầu cơ và chết chóc. Xuất thân từ một gia đình làm Hán gian cho Nhật và Nga, bản thân ông vốn đã luôn sống trong nỗi sợ hãi “sự thật”.
Trong một xã hội nếu ai ai cũng quý trọng và gìn giữ đạo đức thì ông Giang Trạch Dân không có môi trường để tồn tại, đừng nói đến việc leo lên vị trí cao nhất là nguyên thủ một quốc gia. Một con người như thế nhưng nhờ được những văn nhân vô sỉ tâng bốc, và quan viên các cấp xu nịnh mà ông cảm thấy an toàn. Để duy trì sự thống trị của mình, ông Giang đã hủy hoại toàn bộ nền tảng tinh thần tín ngưỡng và đạo đức của người Trung Quốc. Đó là một trong những tội ác kinh hoàng nhất đi liền với cái tên Giang Trạch Dân.
Theo daikynguyenvn