Số người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó đã đạt 300 triệu người vào hôm nay (23/3).
Với tốc độ hơn 80 nghìn người thoái ĐCSTQ trong 1 ngày, hơn 700 người Hong Kong và Đài Loan đã đoán biết và tổ chức một buổi diễn hành vào ngày 18/3 vừa qua.
Cuộc diễn hành bắt đầu lúc 10h sáng tại Edinburgh Plaza ở Central, quận trung tâm của Hong Kong.
Wang Zhiyuan, phát ngôn viên của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công cho biết, kể từ khi thành lập ĐCSTQ, hơn 80 triệu người Trung Quốc đã chết phi tự nhiên. Trong đó, chiến dịch đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân là kinh hoàng nhất. Cột mốc 300 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ là “một lời tuyên bố với toàn thể nhân loại rằng con người đang thức tỉnh và phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ”.
Từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp Pháp Luân Công dưới dự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, bởi ông cho rằng sự phổ biến của pháp môn này sẽ làm suy yếu quyền kiểm soát của Đảng.
“Phong trào đã đạt đến một giai đoạn lịch sử và trọng đại. Đã đến lúc đưa những tội nhân của ĐCSTQ ra công lý”.
Ông Giang đã huy động toàn bộ bộ máy an ninh quốc gia để bắt giữ và bỏ tù những người tu luyện Pháp Luân Công, thậm chí thành lập một cơ quan ngoài pháp luật được gọi là Phòng 610 để thực hiện cuộc đàn áp. Hơn 4000 học viên được xác nhận là đã chết vì tra tấn và lạm dụng trong khi bị giam giữ. Và con số thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần do sự khó khăn trong việc đưa thông tin ra ngoài Trung Quốc, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Ngoài ra, các nhà điều tra còn báo cáo rằng một lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị sát hại và mổ cướp nội tạng đem bán cho ngành công nghiệp ghép tạng đang bùng nổ ở Trung Quốc.
Nhiều chính trị gia Hong Kong đã để lại những thông điệp qua các bản ghi âm. Chủ tịch đảng Dân chủ Hong Kong, Wu Chi-wai, cũng là thành viên của Hội đồng Lập pháp, nói rằng 300 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ cho thấy sự không hài lòng của người dân đối với chế độ tộc tài của ĐCSTQ.
Ông cũng khuyến nghị mọi người hãy đọc cuốn sách “9 bài bình luận về ĐCSTQ” (Cửu Bình) để có thể hiểu được bản chất thực sự của ĐCSTQ.
Cuốn sách ra đời năm 2004 này đã truyền cảm hứng cho phong trào thoái Đảng trong những năm qua.
Han Lianshan, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc phòng về Quyền tự do của Hồng Kông cho biết: “Đảng Cộng sản đã hủ bại từ bản chất. Chúng ta không thể tiếp tục im lặng về cuộc bức hại đối với người Hong Kong, đối với người Trung Quốc”.
Trước khi Hong Kong bị đưa về Trung Quốc kiểm soát vào năm 1997, thành phố này đã đạt được sự độc lập về chính trị, pháp lý và kinh tế như một thuộc địa của Anh. Theo Tuyên bố Trung-Anh, hai nước đã đồng ý Hồng Kông sẽ tiếp tục có những quyền tự do này sau năm 1997 theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.
Kết quả là, các học viên Pháp Luân Công tại Hong Kong có thể tự do thực hành môn tu luyện thiền định ôn hòa này và tổ chức các hoạt động liên quan.
Tuy nhiên, kể từ khi bàn giao, ĐCSTQ đã gây ảnh hưởng ngày càng nhiều trong các vấn đề về Hong Kong, từ các vụ tấn công tự do báo chí đến công kích các nhà hoạt động dân chủ.
La Vũ, con trai cố Đại tướng La Thụy Khanh (thân tín của ông Mao Trạch Đông), cựu Tổng tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào thoái đảng, kêu gọi tất cả những người có lương tâm thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Cuộc diễn hành đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân Hồng Kông và du khách Trung Quốc đại lục, họ đã dừng lại xem và chụp ảnh. Ông Lý, một người dân Hong Kong nói rằng thật đáng buồn khi ĐCSTQ đã nhốt các công dân vô tội trong bóng tối bằng cách vu cáo và bức hại Pháp Luân Công.
Ông Lưu từ thành phố Thâm Quyến ở đông nam Trung Quốc cũng cho biết, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến một cuộc diễn hành của Pháp Luân Công, và ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người ủng hộ môn tu luyện này một cách công khai. Ông chia sẻ, ông ủng hộ các học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của họ. “Chân Thiện Nhẫn chắc chắn là những đức tính tốt”, ông Lưu nói.
Hồng Liên, theo Epoch Times