Tinh Hoa

Hơn 1.000 cựu binh Trung Quốc biểu tình trước trụ sở Bộ Quốc phòng

Hôm 11/10, hơn 1.000 người đã xuống đường tuần hành ngay trước Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh, đây rõ ràng là cuộc biểu tình mới nhất của binh lính nước này trước các cuộc hiện đại hóa và cắt giảm nhân sự.

Hàng trăm người biểu tình mệt mỏi tập trung ngoài Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 11/10.

Những người biểu tình đứng hàng giờ liền trước tòa nhà Bayi ở trung tâm Bắc Kinh, trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Nhiều người mặc quân phục màu xanh mệt mỏi cầm biểu tượng búa và liềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hiện chưa rõ mục đích cụ thể của cuộc biểu tình này. Những người biểu tình từ chối tiếp nhận phỏng vất của Associated Press, và kiểm duyệt đã chặn hết tím kiếm trên truyền thông xã hội về những người lính đã nghỉ hưu hoặc Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh mặc thường phục bao quanh nhóm người biểu tình, vây họ bằng xe buýt và xe cảnh sát.

Trong khi chính quyền Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn các cuộc thảo luận về các vấn đề binh lính và quân sự thì một nhà hoạt động nhân quyền tên Huang Qi nới với AP rằng, các cựu chiến binh đã tổ chức hơn 50 cuộc biểu tình trong năm 2016. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy rất hiếm xảy ra ở trung tâm thủ đô có đông cảnh sát giữ trật tự.

Hai người biểu tình nói với AP rằng, họ là cựu binh và muốn chính phủ giải quyết lương hưu quân sự, nhưng họ không muốn thảo luận với truyền thông nước ngoài. Những người biểu tình từ chối cung cấp tên của họ.

Liu Feiyue, biên tập viên của trang Minsheng Guancha luôn theo dõi các vấn đề dân quyền cho biết, ông đã nói chuyện với những cựu binh này, “họ biểu tình vì hiện nay không có việc làm sau một thời gian dài phục vụ trong quân đội, một số đã phục vụ 12 năm. Họ yêu cầu có việc làm“.

Lực lượng vũ trang Trung Quốc đang tiến hành cuộc hiện đại hóa quy mô lớn để trở thành một tổ chức linh hoạt, có thể xử lý tốt hơn các cuộc xung đột trên biển và trên không.

Các biện pháp này có tốc độ nhanh như việc Trung Quốc xây dựng các hiện diện ở biển Đông và Hoa Đông trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đang tranh chấp lãnh thổ, và như mối quan hệ đã trở nên căng thẳng với Đài Loan, mà Bắc Kinh coi là một tỉnh nổi loạn và đòi thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.

Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ cắt giảm 300 nhân viên quân đội giải phóng nhân dân gồm 2,3 triệu thành viên, nhưng ít đề cập đến chi phí và nơi nhận các nhân viên này.

Iris, theo AP