Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số công bố vào ngày 10/9, hơn 1,2 triệu hộ gia đình Mỹ đã đạt được thu nhập hơn mức 50.000 usd/năm trong giai đoạn từ năm 2016-2018. Đây là dấu hiệu phát triển vượt bậc của tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ.
Trong khi năm 2016, khoảng 58,5% hộ gia đình được hưởng mức thu nhập trên 50.000 usd trong tổng thu nhập bình quân, giá cổ phiếu đã tăng lên hơn 60% vào năm 2018. Trong khi đó, thu nhập trung bình của các hộ gia đình cũng tăng gần 2,3% sau khi đã điều chỉnh số liệu lạm phát.
Sự so sánh này cũng không hoàn toàn tương đồng, vì văn phòng chính phủ đã triển khai một phương pháp thống kê mới bằng báo cáo mới nhất và có chênh lệch ít nhiều đến kết quả thu nhập của năm 2018 và 2017.
Tuy nhiên, dữ liệu này đã mang đến sự mở rộng của tầng lớp trung lưu chưa từng thấy kể từ những năm 1960. Gần 30 phần trăm hộ gia đình đã kiếm được từ trên 50.000 đến 99.999 đô la trong năm 2018. Tăng đến 29% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1968.
Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ từng khốn đốn trong quá khứ
Nước Mỹ đã thực hiện rất thành công việc nâng đỡ người nghèo. Số hộ gia đình kiếm được dưới 25.000 usd/năm đã giảm khoảng 20% kể từ năm 1968. Sự cải thiện này càng có ý nghĩa hơn khi tính đến quy mô hộ gia đình trung lưu đã giảm từ khoảng 3,2 triệu người xuống còn 2,5 triệu người trong cùng thời kỳ.
Hơn nữa, quốc gia này cũng đã nhân số người giàu của mình (những người có hộ gia đình kiếm được hơn 200.000 usd /năm) lên gấp tám lần, tăng 8,5% vào năm 2018 bỏ xa mức tăng 1% của năm 1968.
Tuy nhiên tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ đã bị thu hẹp đáng kể. Vào năm 1968 vẫn còn hơn 38% hộ gia đình kiếm được từ trên 50.000 đến dưới mức 100.000 usd/năm. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm xuống còn 28,6% vào năm 2014(thời Obama).
Những dấu hiệu biến đổi
Nếu xét theo nhiều mặt thì năm 2018 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ.
Trong vài tháng đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn bị dính ở mức 4,1%. Theo một số nhà kinh tế thì rào cản 4% biểu thị người dân có việc làm đầy đủ. Nhưng nền kinh tế liên tục phát triển đã tạo thêm việc làm cho người dân. Vào cuối năm 2018, tình trạng thất nghiệp đã giảm xuống còn 3,7%, mức thấp nhất kể từ năm 1969. Mặc dù có một số thăng trầm nhưng tỷ lệ này vẫn giữ vững ở mức 3,7% vào tháng 8/2019.
Sự phát triển kinh tế càng thể hiện rõ ràng hơn đối với người Mỹ da đen, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 7% lần đầu tiên vào tháng 12/2017 và xuống còn 5,9% vào tháng 5/2018. Kỷ lục đó được giữ trong hơn một năm và tiếp tục bị phá vỡ vào tháng 8/2019 khi tỷ lệ thất nghiệp giảm chạm mức 5.5%.
Video: Tổng thống Trump tuyên bố cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ
Người dân Mỹ càng ngày càng “rủng rỉnh” tiền
Mức tăng trưởng tiền công cho người lao động cũng đã được cải thiện tốt hơn.
Theo phân tích dữ liệu ngày 2/8 của Martha Gimbel, giám đốc nghiên cứu tại trang tìm kiếm việc làm thì đầu năm 2018, các ngành công nghiệp trả mức lương cao có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (khoảng 3%). Nhưng kể từ cuối năm 2018 thì mức tăng trưởng hàng năm trong các ngành công nghiệp trả lương thấp là có tốc độ tăng lên mạnh nhất, vượt lên khoảng 4,7%.
Báo cáo trong tháng 7/2019 từ Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ cho thấy đó cũng là mức tăng lương nhanh nhất mà những người có trình độ học vấn thấp nhất được hưởng từ trước đến nay.
Phúc lợi xã hội
Trong khi đó, chất lượng cuộc sống nâng lên đã khiến người dân Mỹ đã dần dần từ bỏ sự phụ thuộc vào các chương trình phúc lợi của chính phủ.
Trong 29 tháng đầu tiên dưới thời tổng thống Trump, đăng ký tem thực phẩm giảm gần 6,7 triệu, so với mức giảm 3,8 triệu trong 29 tháng cuối của nhiệm kỳ tổng thống Obama, trong đó bao gồm việc giảm đột ngột hơn 770.000 phiếu vào tháng 4/2016, khi các yêu sách về điều kiện công việc đối với người trưởng thành có hiệu lực.Trước đó thì hầu hết các quốc gia đều từ bỏ các yêu sách này do cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2019 dưới thời tổng thổng thống Trump thì có đến hơn 2,9 triệu người Mỹ từ chối ghi danh vào Trợ cấp y tế và CHIP (bảo hiểm y tế do chính phủ tài trợ cho trẻ em và người nghèo).
Dồn ép Trung Quốc
Tổng thống Trump đã mang lại nhiều lợi ích cho đất nước từ khi điều hành văn phòng chính phủ trong thời kỳ phát triển, nền kinh tế cũng đã được thúc đẩy bằng cách cắt giảm thuế và các quy định thuận lợi khác. Bằng cách thúc đẩy một môi trường ủng hộ kinh doanh, ông đã khơi dậy sự lạc quan cho đầu tư.
Sức mạnh kinh tế và khả năng phục hồi của thị trường lao động đã tạo cơ hội cho Trump tạo áp lực kinh tế chưa từng có đối với Trung Quốc. Từ lâu chính quyền cộng sản này từ đã làm tổn thương Hoa Kỳ bằng các hoạt động thương mại không công bằng như cưỡng ép chuyển giao công nghệ , trộm cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ.
Trong khi liên tục thực hiện các đàm phán thương mại với chế độ này, Trump đã tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như nhiều kế hoạch kinh tế bổ sung khác để xoay chuyển tình hình.
Mặc dù một số mặt hàng của Mỹ cũng bị Trung quốc đánh thuế. Nhưng Hoa Kỳ đã thu về cho mình hàng chục tỷ đô la từ chính sách thuế quan với Trung Quốc.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)