Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P1): Chính thức đổ máu
Đã 30 năm kể từ khi diễn ra cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. Dù sự kiện này đã được cả thế giới biết đến, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn phủ nhận và nghiêm cấm gắt gao việc bàn luận cũng như kỷ niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ thảm sát.
“Lịch sử dân vận năm 1989” là cuốn sách thuật lại toàn bộ về phong trào dân chủ năm 1989 và sự kiện “thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989”. Tác giả của cuốn sách là bà Trần Tiểu Nhã, sinh năm 1955 tại thành phố Trường Sa, Hồ Nam,Trung Quốc. Năm 1982, bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học sư phạm Hồ Nam. Bà đã từng làm công nhân, cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Năm 1996, vì xuất bản cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989 tại Đài Loan, nên bà đã bị sa thải khi đang làm việc tại Phòng Nghiên cứu Chế độ Chính trị, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Dưới đây là một phần nội dung về sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989 trong cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989:
ĐCSTQ triệu tập cuộc họp khẩn lãnh đạo cấp cao: Xác định cuộc biểu tình là “Bạo loạn phản cách mạng”, đưa ra quyết định thanh trừng
ĐCSTQ triệu tập cuộc họp khẩn lãnh đạo cấp cao: Xác định cuộc biểu tình là “Bạo loạn phản cách mạng”, đưa ra quyết định thanh trừng
Vào 4h chiều ngày 03/06/1989 tại Trung Nam Hải, Cần Chính Điện triệu tập hội nghị giới nghiêm khẩn cấp, những người tham gia gồm có Dương Thượng, Lý Bằng, Kiều Thạch, Diêu Y Lâm, Trì Hạo Điền, Lý Tích Minh, Chu Y Băng, La Cán,… Tại đó, ông Đặng Tiểu Bình, Lý Đặng và những người khác đã nhận định Bắc Kinh phát sinh “bạo loạn phản cách mạng”.
Theo nhật ký của Lý Bằng ngày 03/06/1989: “Hội nghị nhất trí cho rằng, trước mắt tình thế vô cùng khẩn cấp. Hôm nay những tên côn đồ đã xô xát với quân đội, không thể để chúng nổi loạn một lần nữa. Hôm nay nếu không hành động kịp, ngày mai là Chủ nhật, sẽ có nhiều người tiến vào quảng trường Thiên An Môn hơn nữa, vậy thì thanh trừng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hội nghị quyết định đêm nay bộ đội giới nghiêm toàn Bắc Kinh sẽ tập hợp chờ lệnh, trời tối sẽ xuất phát tiến về Thiên An Môn, tập hợp chờ tại khu vực xung quanh Thiên An Môn, làm theo hướng dẫn của đội duy trì trật tự, tiến hành ‘dọn sạch’ Thiên An Môn”.
Sau khi quyết định thanh trừng được đưa ra, Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hạ lệnh khẩn cấp cho bộ đội giới nghiêm hành động theo phương án tiến vào Thiên An Môn. Quân khu lệnh quân đoàn 38 dẫn đường, quân đoàn trưởng Từ Cần Tiên vì từ chối chấp hành mệnh lệnh giới nghiêm nên đã bị bắt giam.
50 xe chở quân lính của quân đoàn 40 bị người dân chặn lại tại cổng phía Đông. 2 lữ đoàn quân khu 15 trú đóng tại sân bay Nam Uyển bắt bầu hành quân tiến về Đại hội đường Đông Môn. Sư đoàn 58, 60 của quân đoàn 20 trú đóng tại ngoại ô phía nam Bắc Kinh tiến quân về Tiền Môn. 70 chiếc xe tải quân dụng của của sư đoàn 115, quân đoàn 39 tiến đến Thiên An Môn bị người dân chặn lại tại cầu vượt Kiến Quốc Môn.
Thời điểm đó, quân đoàn 27 đã tiến vào Đại lễ đường Nhân dân tiến hành động viên trước khi chiến đấu. Lực lượng cảnh sát vũ trang cũng nhận được mệnh lệnh của quân khu Bắc Kinh.
8h tối, khi 50 cảnh sát chống bạo động được trang bị mũ bảo hiểm, tấm chắn, dùi cui điện, và khoảng 1.000 quả bom cay đến phòng tác chiến của bộ tư lệnh quân khu, thì các tướng đa số 2, 3 sao đã có mặt tại đó. Trên bản đồ quân dụng, một số hình tam giác mũi tên màu đỏ là những vị trị được định sẵn để ném thẳng vào các sinh viên và công nhân đang biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.
Quân đội chính ủy đích thân động viên: “Các đồng chí, trước mắt, phong trào học sinh sinh viên tại thủ đô đã phát triển trở thành bạo loạn. Chúng ta phải tiến vào Thiên An Môn… Bảo vệ đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền quốc gia, bảo vệ thủ đô Bắc Kinh!”. Tiếp đó, Tư lệnh viên quân khu Bắc Kinh – Chu Y Băng nói: “Không có người cản trở thì tiến vào, có người cản trở cũng phải tiến!”
6h tối ngày 3/6, Chính quyền thành phố Bắc Kinh và bộ chỉ huy giới nghiêm nhiều lần phát “thông cáo khẩn cấp”, yêu cầu người dân không ra đường. Tuy nhiên, càng thông báo thì lượng dân đổ ra đường càng nhiều.
Bảo tàng quân sự: Chính thức đổ máu
Quân đoàn 38 do đội phòng chống bạo động và đội dẹp cản trở mở đường hành quân tiến vào Thiên An Môn. Tại khu vực phía Đông bảo tàng quân sự, người dân và sinh viên tập trung rất đông tạo thành một bức tường người, ngăn cản không cho quân đội tiến lên, đứng ở phía trước là sinh viên các trường đại học Bắc Kinh, Học viên nông nghiệp Bắc Kinh, Đại học nhân dân Trung Quốc và Và Viện Y học Nam Kinh. Cảnh sát vũ trang sử dụng gạch, gậy bọc đinh, roi sắt lao vào tấn công. Người bị thương máu me be bét được mang đến bệnh viện.
Đúng 10h tối ngày 03/06, tại vòng xoay Công Chủ Phần, một tiếng nổ lớn vang lên, quân đội đã ném bom cay vào đám đông. Quân khu Bắc Kinh chỉ huy đoàn xe theo sau quân đoàn 38 đốc chiến. Sinh viên và người dân kiên trì lấy đồ đạc, vật cản chặn ngang đường không cho xe tiến vào, xung đột tiếp tục diễn ra, cuối cùng đám đông thất thủ, rất nhiều người bị thương, quân đoàn 38 tiếp tục tiến vào…
Phần 2: Hồi ức ám ảnh về thảm sát Thiên An Môn 1989 (P2): Đối thoại với làn đạn
Theo Epochtimes.com