Truyền thuyết Ấn Độ kể lại rằng đã từng có 1 tổ chức bí mật được Hoàng đế Ashoka thành lập cách đây hơn 2.000 năm trước và sở hữu khối lượng lớn kiến thức tiên tiến. Tuy nhiên, đây là 1 tổ chức bí mật có thật hay chỉ là 1 huyền thoại?
Nguồn gốc câu chuyện
Ashoka hay còn gọi là A Dục Vương, là vị Hoàng đế thứ 3 trị vì vương quốc Khổng Tước, thuộc Ấn Độ vào 273 đến 232 trước Công nguyên. Ông là một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ.
Vào năm 226 trước Công nguyên, theo một số văn thư cổ, vị hoàng đế này đã lập nên 1 nhóm 9 người bí ẩn với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ nhưng không để nó hủy hoại loài người.
Hoàng đế Ashoka, cháu nội của Hoàng đế Chandragupta huyền thoại – người thống nhất các tiểu lục địa Ấn Độ. Vì lo lắng bảo vệ đế chế từ tổ tiên để lại, nên trước cuộc nổi dậy của nước Kalinga, nằm giữa Calcutta và Madras, Hoàng đế Ashoka đã phái 1 đội quân tinh nhuệ giết hơn 100.000 chiến binh Kalinga và trục xuất hơn 150.000 người dân khu vực. Dù chiến thắng nhưng hoàng đế thực sự kinh hãi trước thắng lợi mà ông đạt được nhờ cuộc tàn sát. Từ đó về sau, ông thề sẽ vĩnh viễn chấm dứt bạo lực. Cũng thời gian này, ông quyết định chuyển đổi sang Phật giáo.
Hoàng đế Ashoka nổi tiếng với niềm tin vào Phật và ra sức truyền bá tôn giáo bình hòa này trên khắp Ấn Độ cũng như Malaysia, Sri Lanka và Indonesia. Những nỗ lực của ông đã góp phần phát triển Phật giáo tại Trung Quốc, Nepal, Tây Tạng và Mông Cổ. Ashoka là 1 người ăn chay trường, nhưng ông không ép ai thực hiện giống mình. Tuy nhiên, ông ra lệnh ngăn cấm việc sử dụng bia rượu.
Quan trọng nhất, “Ông từ bỏ ý định hợp nhất những nhóm người nổi loạn, ngược lại đưa ra tuyên bố về một cuộc chiến thực sự, cuộc chiến chinh phục nhân tâm bằng trách nhiệm và sự ngoan đạo, bởi Thánh Majesty mong muốn rằng tất cả các sinh vật nên tận hưởng an ninh, hòa bình, hạnh phúc và tự do sống như họ hài lòng”. (Pauwels và Bergier).
Vì vậy, Hoàng đế Ashoka cam kết dùng sứ mệnh của mình để bảo vệ đất nước, ngăn chặn những người có hành vi làm điều ác, đặc biệt là phạm tội chiến tranh. Hòang đế Ashoka là một vị vua thông minh, ông nhận ra con người thường sử dụng trí thông minh, khoa học và công nghệ cho mục đích xấu, chỉ mang lợi cho bản thân.
Do đó, những kiến thức khoa học lúc bấy giờ được ông lưu giữ một cách bí mật, không phổ biến trong người dân.
Việc thu thập, bảo quản và chứa đựng lượng lớn kiến thức đối với 1 vị hoàng đế đơn độc không hề nhỏ. Vì vậy, Ashoka đã cho triệu tập 9 tinh anh tài hoa nhất của Ấn Độ lúc bấy giờ. Vì bảo mật, danh tính của những người đàn ông không được công bố. Hợp sức cùng nhau, những thiên tài đã hình thành 1 tổ chức được biết đến với tên gọi “9 người đàn ông vô danh”.
Tổ chức được thành lập cộng gộp tất cả những kiến thức khoa học mà họ có thế, từ khoa học tự nhiên đến sự hình thành của tâm lý.
Để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ khó khăn này, mỗi người trong số 9 người được nhận 1 cuốn sách ghi chép cụ thể cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện kiến thức trong đó. Khi 1 trong 9 người không thể hoàn thành nhiệm vụ – cho dù mong muốn nghỉ hưu, sức khỏe yếu dần hay qua đời phải có trách nhiệm tìm 1 người kế vị. Số lượng thành viên trong nhóm luôn luôn là 9. Do đó, 9 người đàn ông vô danh được cho rằng đã tồn tại hơn 2.000 năm.
Cuốn sách năm 1923
Những suy đoán về nội dung của 9 cuốn sách rất khác nhau. Talbot Mundy, 1 nhà văn người Anh đã từng xuất bản 1 cuốn sách mang tên “9 người đàn ông vô danh” vào năm 1923, trong đó bao gồm 9 cuốn sách. Danh sách này đã được công đồng chấp nhận.
“1. Tuyên truyền: Cuốn sách đầu tiên xử lý với các kỹ thuật tuyên truyền và tâm lý chiến. Kiến thức nguy hiểm nhất được đúc kết lại từ các nhà nghiên cứu, vì nó có thể cho phép bất cứ người nào sở hữu nó cai trị thế giới”, theo Mundy.
2. Sinh lý học: Cuốn sách thứ 2 thảo luận vấn đề sinh lý học và giải thích làm thế nào có thể giết 1 người bằng cách đơn giản là chạm vào họ, đây được gọi là “sự va chạm với cái chết”, đơn giản chỉ là sự đảo ngược xung động thần kinh. Người ta cho rằng nguồn gốc của môn võ nghệ Judo là kết quả của sự rò rỉ cuốn sách thứ 2.
3. Vi sinh vật: Cuốn sách thứ 3 tập trung vào vi sinh vật và công nghệ sinh học.
4. Thuật giả kim: Cuốn sách thứ 4 nói về đề tài giả kim và sự chuyển đổi của các nguyên tố kim loại. Theo truyền thuyết, trong thời gian hạn hán nghiêm trọng, đền thờ và các tổ chức cứu trợ tôn giáo đã nhận được 1 số lượng lớn vàng từ 1 nguồn bí mật.
5. Truyền thông: Cuốn sách thứ 5 chứa 1 lượng lớn kiến thức về truyền thông trên đất liền và ngoài Trái đất. Ám chỉ rằng 9 người đàn ông vô danh đã từng có nhận thức về người ngoài hành tinh.
6. Tỷ trọng: Cuốn sách thứ 6 tập trung vào bí mật của lực hấp dẫn và hướng dẫn thực tế hình thành Vedic Vimana cổ như thế nào (như Vaiminika Shastra trên công nghệ hàng không vũ trụ).
7. Nguồn gốc vũ trụ: Cuốn thứ bảy chứa đựng thông tin về nguồn gốc vũ trụ và các vấn đề của vũ trụ.
8. Ánh sáng: Cuốn sách thứ 8 nói về việc xử lý ánh sáng bao gồm cả tốc độ và làm thế nào dùng ánh sáng như 1 vũ khí.
9. Xã hội học: Cuốn sách thứ 9 và là cuốn sách cuối cùng thảo luận về vấn đề xã hội học. Nó chứa đựng các quy tắc cho sự phát triển xã hội và ý nghĩa của việc suy tàn”.
Sự thật hay truyền thuyết?
Vậy, “9 người đàn ông vô danh” là có thật? Ashoka có thể đã làm rất tốt khi đã không yêu cầu tên của chín người đàn ông để tập hợp các kiến thức khoa học, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến chiến tranh. Đây là 1 thời gian khó khăn và những vị hoàng đế khác đã từng được biết đến với nhiều sáng kiến tương tự. Những người đàn ông có thể khám phá các chiến thuật chiến đấu đế chế khác nhau và đào tạo, vũ khí sản xuất, ngựa / xử lý con voi, và thậm chí có thể sử dụng thuốc súng. Tuy nhiên, một nhóm bí mật cổ đại tồn tại trong hơn 2000 năm, kiểm soát các sự kiện toàn cầu từ khu rừng xa xôi của Ấn Độ mà không có bất kỳ một gợi ý nào từ trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ thì thật khó tin. Đối với nhiều người, đây chỉ có thể là truyền thuyết.
Theo ancient-origins