“Nhái thương hiệu” không còn là điều gì xa lạ đối với Trung Quốc, họ nổi tiếng đến nỗi, người trên thế giới đều sẽ trả lời là “Trung Quốc” khi được hỏi quốc gia nào làm hàng giả, hàng nhái nhiều nhất. Gần đây, cư dân mạng Ấn Độ chia sẻ một câu chuyện khá thú vị, đó là một số học sinh dùng từ “China” làm từ trái nghĩa với từ “Original” (nghĩa là bản gốc) trong bài tập tiếng Anh của mình.
Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, Đại lục đã biến thành một “quốc gia sao chép lớn”. Ngày nay, văn hóa sao chép của Trung Quốc hầu như trải rộng khắp nơi.
Từ nhu yếu phẩm hàng ngày, công trình kiến trúc cho đến vũ khí, “hàng nhái” Đại lục đều có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi, thậm chí có trường hợp phiên bản gốc tố cáo phiên bản sao chép vi phạm bản quyền nhưng lại thua kiện. Vì vậy, không có gì lạ khi có sinh viên nước ngoài sử dụng “China” làm từ trái nghĩa của “original” trong bài tập của mình, có nghĩa là “China” và “Copycat” (sao chép) được đánh đồng như nhau.
Ngày 17/10, Susanta Nanda – một nhân viên của Sở Lâm nghiệp Ấn Độ đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter. Dòng tweet viết: “Ai đúng, giáo viên hay học sinh?”
Kèm theo đó là những thông tin cho thấy một trang từ bài tập tiếng Anh của một học sinh nước ngoài, chủ đề là ngữ pháp tiếng Anh, và ngày xuất bản là 18/12/2013.
Bài tập này yêu cầu học sinh viết từ trái nghĩa của các từ được chỉ định. Từ thứ nhất là “good” (Tốt) và từ thứ hai là “black” (Đen), các từ phản nghĩa lần lượt là “Bad” (Xấu) và “White” (Trắng), học sinh đều viết đúng.
Nhưng đối với từ thứ 3 là “Original” (Bản gốc), học sinh lại viết là “China” (Trung Quốc), nhưng giáo viên cho là sai. Giáo viên khoanh tròn câu trả lời của học sinh và ghi câu trả lời đúng là “Artificial” (Nhân tạo). Vì Original nghĩa là bản gốc ”nguyên thủy”.
Động thái sửa lại câu trả lời của giáo viên đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận của cư dân mạng Ấn Độ, họ sôi nổi bàn luận rằng giáo viên đúng hay là học sinh đúng? Trong tình hình quan hệ Trung – Ấn đang căng thẳng như hiện nay, thì vấn đề này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lời nhạo báng từ những cư dân mạng này.
Tài khoản “@rajeev_mp” cho rằng: “Học sinh nói đúng, vì từ trái nghĩa mới của “Original” là china/Chinese (trung quốc/ người trung quốc).”
Tài khoản “@KanpurWaale” nói: “Giáo viên sai rồi, từ trái nghĩa phải là ‘fake ‘(hàng giả).’ Man-made (nhân tạo) ‘ngược lại với’ natural’ (tự nhiên).”
Tài khoản “@AttulV” viết: “đứa trẻ này là phái thực hành, còn giáo viên là phái lý thuyết”.
Tài khoản “@ AmanAgarwal0310” nói: “Tôi đoán là giáo viên cũng sai. Từ trái nghĩa nên là ‘Copycat’ (sao chép), bởi vì Trung Quốc rất giỏi trong việc này”.
Tài khoản “@ Hmeti4” lại cho rằng: “Về kiến thức thì học trò đúng. Về truyền thống thì thầy đúng”.
Tài khoản “@ Acharya280702” nói: “Giáo viên nói đúng, nhưng học sinh thông minh”.
Tài khoản “@bindu_krsna” nói: “Trong thời đại của virus ĐCSTQ (bệnh viêm phổi ở Vũ Hán), giáo viên khẳng định là sai rồi”.
Việt Anh