Vào ngày 13/10, Tập Cận Bình đã đến thị sát một căn cứ của Thủy quân lục chiến ở thành phố Triều Châu để yêu cầu các sĩ quan và binh sĩ “tập trung toàn bộ tâm trí và tinh lực để chuẩn bị chiến tranh”. Có một số học giả Trung Quốc cho rằng, ông Tập Cận Bình “không muốn đánh nhưng vẫn tỏ ra như muốn đánh, ĐCSTQ trước nay vẫn luôn có thái độ như vậy”.
Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do (RFA), một ngày sau “bài phát biểu tinh thần” của Tập Cận Bình tại Triều Châu, Cục Quản lý Khẩn cấp Thành phố Thâm Quyến đã ban hành “Danh sách các vật tư mà gia đình ở Thâm Quyến cần dự trữ khẩn cấp”. Danh sách này được chia thành “bản cơ sở” và “bản mở rộng”. Bản trước yêu cầu người dân chuẩn bị đèn pin, còi cứu hộ, bình cứu hỏa, mặt nạ thở, v.v. bản sau yêu cầu mọi người dự trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, dụng cụ và vật dụng cứu nạn khẩn cấp, v.v.
Sau khi danh sách được tiết lộ, cư dân mạng Trung Quốc đã đặt câu hỏi “Liệu Phúc Kiến có xảy ra chuyện không? Hạ Môn có xảy ra chiến tranh không?”
Doanh nhân Quảng Đông Vương Ái Trung chỉ ra rằng, động thái từ phía Trung Quốc mang ý vị sâu xa. Trước đó họ đã tiến hành các cuộc tập trận hàng không và bây giờ yêu cầu người dân chuẩn bị vật tư. Không thể loại trừ việc chính phủ muốn hăm dọa chiến tranh với Đài Loan, cố gắng hết sức tạo không khí khẩn trương vào thời điểm này để phô trương thanh thế.
Một học giả họ Lâm ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc thì cho rằng, việc Tập Cận Bình thị sát quân đội chỉ là để biểu diễn cho dân chúng xem, ra vẻ đang rất muốn chiến tranh. Thông thường mà nói, Tập Cận Bình sẽ không báo động trước khi làm việc gì. “Nếu báo động trước, việc này liền làm không được. Nếu làm mất thể diện của mình thì làm thế nào, vậy thì giả bộ làm gì đó một chút.” Ông Lâm cho rằng, Tập “không muốn đánh nhưng vẫn tỏ ra muốn đánh. ĐCSTQ luôn có thái độ như vậy”.
ĐCSTQ tiếp tục điều động máy bay quân sự đến quấy nhiễu Đài Loan. Theo hãng Thông tấn CNA của Đài Loan, ĐCSTQ thường xuyên dùng máy bay và tàu chiến để quấy nhiễu Đài Loan, không chỉ xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Tây Nam của Đài Loan (ADIZ), mà còn vượt qua trung tuyến eo biển Đài Loan, điều này đã phá hoại sự bình ổn của khu vực.
Theo chuyên mục “chiều hướng quân sự tức thời” của Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ ngày 16/9 đến ngày 11/10, quân đội ĐCSTQ đã gây nhiễu Đài Loan đến 17 lần. Nhưng đặc biệt là kể từ tháng 10, dùng để gây rối Đài Loan lần này là các “máy bay tốc độ chậm” như máy bay chống tàu ngầm Yun-8 và máy bay báo động của Cảnh sát Hàng không 500 .v.v, không giống như các “máy bay tốc độ cao” như F-10, F-11 và F-16 được sử dụng trước đây .
Theo thống kê từ Bộ Quốc phòng Đài Loan, tính đến ngày 7/10 năm nay, tổng cộng đã có 253 máy bay xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, trong đó 202 chiếc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không phía Tây Nam của Đài Loan. Ngoài ra, tổng cộng đã có 49 chiến đấu cơ vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan trong năm nay, phía Đài Loan thì điều động 76 máy bay chiến đấu cơ trên không để đáp trả, đây là số lần máy bay của ĐCSTQ vượt qua đường trung tuyến cao nhất kể từ năm 1990.
Liên quan đến các hoạt động quân sự được tăng cường rõ rệt của ĐCSTQ xung quanh eo biển Đài Loan, Diêu Thành, cựu Trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ trong một cuộc phỏng vấn đã chỉ ra rằng, việc “ĐCSTQ đánh với Đài Loan là vấn đề về thể diện. Đây là nút thắt nhiều năm của ĐCSTQ, nhưng nước mà ĐCSTQ thực sự muốn đánh bây giờ là Hoa Kỳ.” Ông cho rằng, Trung Quốc muốn tấn công quân đội Hoa Kỳ là vì Hoa Kỳ muốn trợ giúp Đài Loan.
Theo Epoch Times, Diêu Thành đã nói rằng, trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ có thể xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, cần phải chú ý kỹ. Nhưng sẽ không có cuộc chiến nào sát ngày 3/11 (Ngày bầu cử Hoa Kỳ), sau này cũng không cần phải đánh nữa. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn hy vọng ĐCSTQ sẽ chủ động khơi mào chiến tranh và để ĐCSTQ nổ phát súng đầu tiên, bằng cách này các nước thành viên NATO khác sẽ can thiệp vào, như vậy việc tấn công ĐCSTQ mới vẻ vang.
Diêu Thành nói rằng, việc quân đội Hoa Kỳ liên tiếp gây áp lực lên ĐCSTQ không chỉ để duy trì an ninh khu vực, mà còn vì virus Vũ Hán đã gây ra tổn hại to lớn cho Hoa Kỳ, không chỉ khiến 200.000 sinh mạng tử vong mà còn cả những thiệt hại kinh tế khó đánh giá hết được. Ý định của Hoa Kỳ tương đối rõ ràng, đó là chống lại sự bành trướng kéo dài của quân đội ĐCSTQ ở Biển Đông và ổn định tình hình an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Diêu Thành cho rằng, cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lẽ ra không nên kéo Đài Loan vào. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã quen sử dụng chiến thuật “vây một điểm để đánh cứu viện”, tức là bề ngoài thì đánh Đài Loan, nhưng mục đích thực sự là đánh quân đội Mỹ đang hỗ trợ Đài Loan.
Gần đây, quân đội ĐCSTQ đã triển khai rất nhiều vũ khí tên lửa và lực lượng phòng thủ dọc theo bờ biển Quảng Đông, nhưng căn bản không cần trực tiếp tấn công đảo chính của Đài Loan, chỉ cần nó tấn công quần đảo Đông Sa thuộc sự quản lý của Đài Loan (hòn đảo này có lực lượng thủy quân lục chiến 99 của Thủy quân lục chiến Đài Loan), lúc đó Hoa Kỳ nhất định sẽ gấp rút tiếp viện, sau đó hai bên Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ gây chiến trên Biển Đông.
Đối với cuộc chiến giữa ĐCSTQ và Đài Loan, Diêu Thành cho rằng đó là “vấn đề thể diện”. Hiện nay, Hoa Kỳ đang dự định bán 7 loại vũ khí cho Đài Loan. Trong số đó, máy bay không người lái tử thần MQ-9 Reaper UAV có thể là chiến thuật “tiêu diệt có mục tiêu” tương đối phù hợp để Đài Loan tiến hành đánh trả. Đánh giá từ vũ khí mà quân đội Mỹ bán ra, Mỹ suy đoán rằng chiến trường không hoàn toàn là trên bờ biển mà có thể đi sâu vào nội địa. Tuy nhiên, miễn là Đài Loan có thể chống trả, cộng thêm sự giúp đỡ của Mỹ, “ĐCSTQ sẽ Không dễ có thể chiếm” Đài loan.
Minh Huy