Tinh Hoa

Hổ trắng lần đầu tiên chào đời ở Việt Nam

Hai chú hổ trắng con vừa chào đời sáng ngày 21/3/2012, tại khu du lịch sinh thái Trại Bò (tỉnh Nghệ An).

Theo ông Nguyễn Sĩ Phong, Giám đốc khu du lịch, bố mẹ của hai chú hổ này có nguồn gốc từ vườn thú Nam Phi, được nhập về từ tháng 9/2010 khi được 1 tuổi rưỡi.

Từ đó đến nay, cặp hổ phát triển rất tốt trong môi trường bán hoang dã của khu du lịch. Hổ cái, sau gần 114 ngày mang thai, đã sinh được hai hổ trắng con.

Ông Bùi Hồng Thụy, Giám đốc Công ty CP dịch vụ vườn thú Đông Dương, cho hay đây là lần đầu tiên hổ trắng sinh sản tại Việt Nam.

Hổ trắng tại khu du lịch sinh thái Trại Bò. Ảnh: Khánh Hoan – Thanh Niên

Được biết hiện ở Việt Nam có khoảng 5 cặp hổ trắng đang được nuôi dưỡng tại các vườn thú, khu du lịch như Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), Khu Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương)…

Hổ trắng (tên khoa học là Panthera tigris tigris), trong môi trường tự nhiên còn được gọi là hổ Bengal, có lông trắng, sọc đen, mắt xanh lơ và mũi màu hồng. Loài hổ này phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Myanmar và Bhutan.

Thời gian mang thai của hổ trắng khoảng 120 ngày và mỗi lần sinh từ 2 – 3 con. Đây là loài hổ đang có nguy cơ tuyệt chủng cao, có tên trong sách đỏ.

Người ta ít khi thấy bạch hổ trong thiên nhiên vì với màu lông nổi trội, chúng rất khó tồn tại ở nơi hoang dã.

Hải Tâm (TH)

Sáng ngày 21/3, thông tin từ Đồn trưởng Đồn Biên phòng 164 (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), vừa phối hợp với Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tiến hành thả một con đồi mồi quý hiếm về biển.
Voọc đầu trắng (hay voọc Cát Bà), một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn cây cảnh tự nhiên.
Một loài dơi mũi lá mới có tên khoa học Hipposideros griffini vừa phát hiện tại Việt Nam. Khuôn mặt của loài dơi này có cấu trúc lồi lõm khá kỳ lạ giúp chúng tăng khả năng định vị bằng âm thanh.

Theo VietnamNet