Tinh Hoa

“Hố địa ngục” tại Trung Quốc

Tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, Trung Quốc người ta phát hiện ra một khe nứt nhỏ. Điều đặc biệt là nhiệt độ ở miệng hố cao đến nỗi khi đặt một cành cây lên trên, nó lập tức bốc cháy.

Đặt một cành cây miệng khe nứt lập tức nó cháy rụi.

Hiện tượng hố/khe nứt ra từ lòng đất mà bên trong có lửa ngùn ngụt thường được gọi là hellmouth – miệng địa ngục, hay cổng địa ngục.

Urumqi được ghi vào sách kỷ lục Guinness là thành phố xa biển nhất thế giới, khoảng cách gần nhất từ nó đến biển là 2500 km. Hiện tại nó cũng bị coi là vùng đất ô nhiễm nhất thế giới, quanh năm bị bao phủ bởi sương mù dày đặc lưu huỳnh.

Người dân tại một ngôi làng nằm ở ngoại ô Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, phía Tây Bắc – Trung Quốc đã phát hiện ra một chiếc hố tử thần với độ sâu bí ẩn phát ra lượng nhiệt lớn và phun lửa trên sườn đồi hoang vắng ở gần đó.

Chiếc hố tử thần này đã thu hút được nhiều du khách tham quan cũng như các nhà nghiên cứu địa chất đến để điều tra nguyên nhân cấu thành chiếc hố kỳ lạ đó. Nhiệt độ được đo trên mặt hố ước tính đạt khoảng 792 độ C, và nó có thể thiêu trụi bất kỳ cành cây hay ngọn cỏ nào quanh miệng hố.

Kinh hãi hố tử thần phun lửa bí hiểm tại Trung Quốc

Vì sức nóng được bốc lên thẳng từ dưới miệng hố nên không một ai có thể dám đến gần để tính độ sâu của nó. Theo người dân, chiếc hố xuất hiện từ năm 2014 nhưng lúc đó kích thước miệng hố còn nhỏ. Hiện miệng hố đã mở rộng ra lên tới 0,9m. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xuất hiện chiếc hố tử thần này là do các hoạt động khai thác than bừa bãi quanh khu vực.

Nhà địa chất học Hu Tan cho rằng, “cổng địa ngục” tại đây thực ra là miệng của một hố than dưới lòng đất. Đây cũng là ý kiến của chuyên gia về lửa Chen Long.

“Cuộc khai thác mỏ trước đây có lẽ là nguyên nhân than đá cháy sâu dưới lòng đất, người khai thác đã không lấp mỏ lại sau khi khai thác bị dừng, và dẫn đến lửa cháy lên đến bề mặt mặt đất”. Nếu không sớm ngăn chặn, miệng hố sẽ mở rộng ra, Chen Long nhận định.

Hiện tượng ở Urumqi gợi liên tưởng ngay đến “cổng địa ngục” Derweze ở Turkmenistan.

Hiện tượng ở Urumqi khiến người ta nhớ đến “cổng địa ngục” Derweze ở Turkmenistan.Tọa lạc tại làng Derweze thuộc sa mạc Karakum, tỉnh Ahal, đây vốn là mỏ khí thiên nhiên. Năm 1971, trong khi tiến hành khoan thăm dò địa chất ở vùng đất này, các nhà khoa học đã khoan phải một túi khí.

Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 mét. Số lượng lớn khí mêtan thoát ra từ hố Derweze đã tạo ra các vấn đề lớn về môi trường và gây tổn hại to lớn cho người dân lân cận.

Lo sợ khí độc thoát ra khỏi hố, các nhà khoa học đã quyết định đốt hố Derweze. Về mặt môi trường, việc đốt bỏ khí là giải pháp tốt nhất để khí mê tan không bay vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm.

Vào thời điểm đó, người ta mong muốn khí độc sẽ cháy hết trong vài ngày, nhưng hơn 40 năm nay nó vẫn tiếp tục cháy.

Thiên Long, tổng hợp