Sự tái xuất của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trở nên rầm rộ trước công chúng chính là cách họ đang bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tin tức phân tích
Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là 2 cựu lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc, đều đã lui về hậu trường kể từ khi Tập Cận Bình tiếp nhận quyền lực từ tay Hồ trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2012.
Tuy nhiên gần đây, cả 2 vị cựu lãnh đạo Đảng của Trung Quốc bỗng nhiên trở thành chủ đề của nhiều bài báo chính thức và bán chính thức của truyền thông Hồng Kông và Trung Quốc, thời gian này trùng với thời điểm Tập Cận Bình thông báo về một cuộc họp lãnh đạo Đảng vào tháng 10, trong đó các vấn đề chính trị trọng tâm sẽ được đưa ra đàm luận.
Sự tái xuất của 2 vị cựu lãnh đạo nổi bật trước công chúng đã có ý bày tỏ lập trường ủng hộ đối với ông Tập và các mục tiêu chính trị của ông. Đáp lại, ông Tập dường như cũng đưa ra động thái cho thấy thiện ý đón nhận sự ủng hộ của Hồ và Ôn, thậm chí ngầm ám chỉ rằng họ đang tạo dựng liên minh chống lại Giang Trạch Dân.
Nguyên nhân phổ biến
Sự quay trở lại của cựu Tổng bí thư Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng cuốn sách “Văn tuyển Hồ Cẩm Đào” được xuất bản ngày 20/9. Cụ thể, ngày 19/9, chương trình Xinwenlianbo – chương trình thời sự được phát vào khung giờ vàng 19h tối hàng ngày của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) – đã dành hơn 3 phút cho bản tin về cuốn Văn tuyển Hồ Cẩm Đào tập được xuất bản.
Ngoài CCTV, ngày 20/9, tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng đăng tải bài xã luận về cuốn sách của người tiền nhiệm ông Tập Cận Bình.
Trong khoảng thời gian cuốn sách của Hồ được xúc tiến, Ôn Gia Bảo, cựu thủ tướng Trung Quốc, đi thăm các trường học ở miền Đông và miền Trung Trung Quốc, và 3 lần xuất hiện trước công chúng.
Ví dụ, ngày 23/9, đài truyền hình Phoenix, một phương tiện truyền thông của Bắc Kinh có trụ sở tại Hồng Kông, đã chạy một đoạn video ghi lại cảnh nguyên thủ tướng Ôn 74 tuổi, chơi bóng rổ với các em học sinh trung học ở tỉnh An Huy. Trong khi đó, tờ Beijing Times đã hướng sự chú ý của truyền thông đến chuyến thăm của Ôn tại Học viện Khoa học Trung Quốc vào ngày 27/9.
Cùng ngày, Tập đã thông báo thời gian bắt đầu và kết thúc của hội nghị toàn thể lần thứ 6, một hội nghị quan trọng của ĐCSTQ. “Sự xuất hiện của Ôn trước hội nghị lần thứ 6 là không bình thường”, biên tập viên người Canada viết trên tờ Nhật báo Minh Báo của Hồng Kông.
Sự xuất hiện của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã gửi đi tín hiệu ủng hộ dành cho đồng minh của mình là Tập, theo Lý Thiên Tiếu, một nhà bình luận chính trị nói với New Tang Dynasty TV (NTD), đài truyền hình tiếng Trung độc lập có trụ sở tại New York.
“Khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo còn cầm quyền, họ bị khống chế bởi Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư của ĐCSTQ”, Lý nói.
Giang nắm quyền kiểm soát
Giang đã bàn giao chức Tổng bí thư cho Hồ vào năm 2002 và chức chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 2005.
Tuy nhiên, Giang vẫn tiếp tục giữ tầm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua mạng lưới chính trị và phe cánh rộng lớn của mình trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, các cơ quan lãnh đạo cấp cao mà xử lý tất cả các quyết định và chính sách chủ yếu trong ĐCSTQ.
Vì vậy mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào “không bao giờ được ra khỏi cửa Trung Nam Hải”, đây là điều mà các trang tin tiếng Trung Quốc hải ngoại thường xuyên đề cập đến.
Trong một bài bình luận trên truyền hình Phoenix vào tháng 5, giáo sư Zheng Yongnian, Giám đốc Viện Đông Á của Đại học Singapore, miêu tả chế độ của Hồ Cẩm Đào là “phong kiến”. Bởi các ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị “thường đưa ra quyết định cuối cùng”. Kết quả dẫn đến cái gọi là “hiện tượng Chu Vĩnh Khang”, tức các chính trị gia hàng đầu như cựu trùm an ninh Chu, Tổng cục Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng trở thành “cốt cán chính trị của Đảng”, Zheng viết.
Tập Cận Bình từng ám chỉ những hiện tượng được Zheng miêu tả. Trong một bài phát biểu vào năm 2015, Tập cáo buộc Chu, Điền, Quách và 3 người khác đã “tiến hành các âm mưu chính trị” gây “sụp đổ và chia rẽ” Đảng viên Đảng Cộng sản. Những cán bộ này là một phần của mạng lưới chính trị thuộc phe Giang Trạch Dân.
Theo báo chí Trung Quốc gần đây, Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ được toàn quyền quyết định mọi việc trong Đảng từ khi nhận quyền từ Giang.
Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, 2 cựu phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã biến Hồ thành bù nhìn, theo Yang Chuncheng, nguyên Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự cho biết trong một bài phỏng vấn.
Trước khi kết thúc năm 2008, Tổng Tham mưu trưởng lúc đó là Trần Bỉnh Đức đã tiết lộ trong một bài báo, xác nhận rằng, trong vòng 72 giờ đầu sau trận động đất, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không thể thực hiện bất kỳ động thái giải cứu nào để hợp tác với quân đội trong khu vực xảy ra thiên tai. Toàn bộ hành động của quân đội phải được sự chấp thuận của Giang – Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Rõ ràng vì đã nắm bắt được chiêu bài quen thuộc này và để tránh cũng bị cùm chân giống Hồ, sau khi nhậm chức Tập đã ngay lập tức tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của mình. Chiến dịch đã tạo cơ hội thanh trừng nhiều quan chức câu kết, phe cánh với Giang. Cuối năm 2015, Tập đã từng bước nắm quyền chỉ huy quân đội và củng cố quyền lực, các nhà phân tích cho biết.
Đòn quyết định
Nhà bình luận chính trị Lý Thiên Tiếu nghĩ rằng công khai quảng bá sự xuất hiện của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trước khi diễn ra hội nghị lần 6 của Trung ương ĐCSTQ được tổ chức từ 24 – 27/10, nhằm mục đích chứng minh rằng họ “kiên quyết đứng về phía Tập Cận Bình” trong việc xử lý vấn đề Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng được đưa ra trong một cuộc gặp thân mật hồi cuối tháng 7.
Tập dự kiến sẽ chính thức hóa cuộc điều tra Giang và Tăng trong hội nghị Trung ương Đảng, hội nghị quan trọng sẽ tiến hành thương lượng đưa ra “quyết định kỷ luật cán bộ Đảng và những cán bộ cao cấp chủ chốt thuộc Trung ương, Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị”. “Không có vùng cấm địa cũng như ngoại lệ trong hoạt động giám sát nội bộ Đảng”, một thông báo được đưa ra sau cuộc họp Bộ Chính trị.
Tập dường như đã đón nhận sự ủng hộ của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo và sự hợp tác của họ thông qua những động thái ngầm của mình.
Ngày 29/9, trong một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng với sự có mặt của 7 thành viên Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, Tập cổ vũ các thành viên nghiên cứu cuốn “Văn tuyển” của Hồ Cẩm Đào.
Tập dường như đã trì hoãn việc phát hành chính thức cuốn sách của Hồ cho đến khi thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Canada và Cuba trở về nước. Lý, người ủng hộ ông Hồ, đã được trao vinh dự chủ trì cuộc họp tán dương vị lãnh đạo tiền nhiệm.
Theo Theepochtimes