Hình ảnh ô nhiễm môi trường sau cháy rừng ở Indonesia
9 năm trước
Những vụ cháy rừng của Indonesia từ tháng 9 tới nay đã gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường nơi đây. Nhiếp ảnh gia Ardiles Rante thuộc tổ chức Hòa bình xanh đã ghi lại những hình ảnh cuộc sống của người dân và động vật hoang dã trong lớp bụi mù vàng ô nhiễm.
Cháy rừng và than bùn – do mùa khô kéo dài và ảnh hưởng của El Nino – đã tàn phá sức khỏe của người dân Indonesia và các nước hàng xóm lân cận cũng như khí hậu toàn cầu. Dân bản địa sống ở bờ sông Kapuas thuộc làng Sei Ahass, đảo Borneo, là những người phải sống trong khí bụi vàng nặng nề nhất. Cháy đất than bùn ở khu vực Kapuas, đảo Borneo. Chặt cây, kết hợp với thời tiết khô ở vùng đất than bùn giàu carbon – dễ gây cháy rừng. Than bùn chứa lượng lớn carbon, tốt cho cây trồng. Khi bị cháy sẽ thải ra CO2. Các tổ chức giúp người dân đập đám cháy than bùn ở Kapuas. Những vụ cháy có thể âm ỉ ở sâu dưới đất nên rất khó dập. Cháy rừng gần một ngôi nhà ở Kapuas. Các vụ cháy rừng là mối đe dọa tới sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy giết khoảng 110.000 người mỗi năm tại Đông Nam Á, chủ yếu gây ra các vấn đề về tim và phổi, và làm trẻ sơ sinh suy nhược. Quân đội giúp dập tắt đám cháy tại khu vực bảo tồn đười ươi ở Kapuas. Một phần ba số đười ươi hoang dã trong tình trạng nguy hiểm do cháy. Cộng đồng bản địa sống bên bờ sông Kapuas. Khu vực cháy thuộc đất công nên rất khó để xác định trách nhiệm. Trẻ em và con mèo ở làng Sei Ahass. Tại Borneo, bụi mù do cơ quan khí tượng Indonesia đo được tại đây là 1.986 theo thang chỉ số ô nhiễm. Theo thang này, mức trên 350 được coi là nguy hiểm. Ema (13 tuổi) bế cậu em Ading (7 tháng tuổi), đang bị mắc nhiễm trùng hô hấp tại làng Sei Ahass. Trẻ em chơi đùa trong bầu không khí ô nhiễm mà không được bảo vệ. Trường học đã phải đóng cửa vì ô nhiễm; nhưng ở nhà và chỗ chơi đùa cũng không khác gì. Những con khỉ đuôi dài ngồi trên cây cạnh bờ sông Kapuas. Đám cháy hủy hoại môi trường và đe dọa tới sự sống của nhiều loài như khỉ, đười ươi, báo gấm, gấu chó, chim mỏ sừng… Các đám cháy được coi như “tội ác chống lại loài người”. Vì những đám cháy này, Indonesia đã vượt cả Trung Quốc và Mỹ về chất thải, trở thành nơi ô nhiễm carbon tồi tệ nhất thế giới. Tại Sumatra và Kalimantan đã có 10 người chết vì các bệnh liên quan tới khói bụi và hơn 500.000 trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
Theo vntinnhanh.vn