Người xưa vẫn thường hay nói những câu như: “vật cực tất phản” hay “cái gì nhiều quá cũng là thái quá”, … hàm nghĩa vốn rất rộng lớn, nhắc nhở con người trong cuộc sống cần cân bằng, hài hòa mọi thứ. 10 điều sau đây có thể giúp bạn có một nội tâm an hòa và cuộc sống nhẹ nhàng, thư thái.
1. Mặc không quá ấm
Khi mặc quần áo và đội mũ, bạn không nên mặc quá ấm, cũng không nên mặc quá mỏng; bởi vì khi bạn mặc quá ấm rất dễ bị cảm; đồng thời, nếu bạn mặc quá mỏng lại dễ bị nhiễm lạnh. Khi mặc quần áo, điều quan trọng không phải là bạn mặc bao nhiêu, mà là việc giữ nhiệt cho những bộ phận quan trọng của cơ thể. Khi mùa đông đến, bạn hãy mặc thêm một chiếc áo ba lỗ cotton, đội một chiếc mũ, điều đó sẽ rất có ích cho việc phòng tránh bị nhiễm lạnh.
2. Ăn không quá no
Việc ăn quá nhiều thực phẩm sẽ khiến dạ dày bạn làm việc cật lực hơn để thanh lý hết những thức ăn đó. Hơn nữa, quá nhiều thức ăn sẽ khiến cho năng lượng bị dư thừa, dẫn tới béo phì; bên cạnh đó còn gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch… Ăn cơm chỉ nên ăn no 7,8 phần và hãy chú ý đến việc kết hợp ăn các chất xơ. Mỗi tuần bạn nên ăn các chất xơ ít nhất 3 lần, ngoài ra còn cần ăn kèm huân (hành tỏi).
3. Ở không quá xa hoa
Nơi ở nguy nga tráng lệ dễ khiến ý chí của con người bị tha hóa biến chất. Từ phương diện sức khỏe mà xét thì nhà ở nên có không gian trong lành, nằm ở những khu tương đối yên tĩnh, phải có đầy đủ ánh sáng, bố trí ngăn nắp, không lộn xộn, màu sắc càng tự nhiên càng tốt.
4. Ngồi không quá nhiều
Khi bạn đi ra ngoài, hãy cố gắng đi bộ thay cho ngồi xe. Nếu như bạn bắt buộc phải ngồi xe thì lâu dần đôi chân sẽ mất đi sự linh hoạt. Nghiên cứu cho thấy, toát mồ hôi sau khi vận động sẽ khiến cho tố chất gây bệnh như chì, strontium… theo mồ hôi thoát ra ngoài; hơn nữa điều này cũng có tác dụng phòng bệnh ung thư.
5. Làm việc không quá lao lực
Cường độ làm việc nên có giới hạn; nếu vượt quá giới hạn đó sẽ gây hại cho cơ thể. Người già không nên vận động quá sức. Khi mồ hôi toát ra quá nhiều không nên thở gấp. Người bệnh tim hoặc cao huyết áp nên chú ý vận động nhẹ nhàng, vừa sức.
6. Cuộc sống không nên quá an nhàn
Hằng ngày không có việc gì làm sẽ khiến con người ta mất đi hứng thú đối với cuộc sống, từ đó không còn chí tiến thủ. Có thể dựa vào sở thích, thú vui của bản thân mà sắp xếp một số khóa học hoặc tham dự các hoạt động tập thể, như câu lạc bộ cờ tướng, các lớp nghệ thuật,… Điều này không những có thể khiến cuộc sống trở lên phong phú, mà còn là cơ hội giao lưu kết bạn.
7. Vui không nên quá đà
Vui thích một điều gì thái quá ắt sẽ dẫn đến đau khổ. Bạn nên học cách khống chế tình cảm của mình, nói cười phải có mức độ. Những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, thấp khớp nếu cười lớn, hay quá thích thú chuyện gì đó rất dễ khiến cho bệnh tình phát tác.
8. Không quá tức giận
Theo cuốn từ điển y học truyền thống “Hoàng đế nội kinh” của Trung Quốc có nói: “bách bệnh sinh ô khí”, “nộ thương can”. Tức giận sẽ khiến cho khí bị ngược và trì trệ, từ đó gây ra các loại bệnh tật; đặc biệt là bệnh tim mạch, người già cần phải biết cách khống chế cảm xúc của mình, đề cao hàm dưỡng, giữ cho cuộc sống luôn lạc quan.
9. Danh không quá cầu
Danh lợi và địa vị được cho là thước đo của thành công, vì thế truy cầu danh tiếng và địa vị đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Trên thực tế, tất cả những thất tình lục dục đều sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của tâm, do vậy nguyện vọng ít đi một chút thì hạnh phúc ắt sẽ nhiều lên.
10. Lợi không quá tham
Con người luôn có truy cầu về vật chất. Hệ quả của việc truy cầu vật chất quá mức rất đáng sợ; một khi nguyện vọng này không thể khống chế sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái đau khổ mãi không nguôi.
Theo NTDTV