Đối với nhiều tham quan ở Trung Quốc Đại lục, Hong Kong như một bàn đạp để tẩu tán tài sản trước khi “hạ cánh an toàn” ở nước ngoài.
Trong 50 quan chức chạy trốn ra nước ngoài mà nhà cầm quyền Trung Quốc mới công bố, có 2 người trốn sang Hong Kong, nhiều người có Giấy chứng minh nhân thân Hong Kong, việc Hong Kong trở thành trung tâm rửa tiền và tẩu tán tài sản của tư bản đỏ Trung Quốc lại một lần nữa thu hút sự chú ý. Truyền thông Đức đưa tin, Hong Kong trở thành trạm trung chuyển và bàn đạp để giới tư bản đỏ Trung Quốc rửa tiền, sau đó tiếp tục chuyển tài sản ra nước ngoài, hầu hết tư bản đỏ Trung Quốc đều vận hành kiểu này.
Trả lời phỏng vấn Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) ngày 10/6, ông Lã Bỉnh Quyền (Bruce Lui) giảng viên cấp cao Khoa Thông tin Đại học Baptist Hong Kong cho biết, Trung Quốc đại lục xem Hong Kong như một trung tâm rửa tiền (tẩu tán tài sản), tuy nhiên nếu những quan tham muốm tìm kiếm một nơi lâu dài thì Hong Kong không phải là lựa chọn mà chỉ có thể được sử dụng như một trạm trung chuyển, để rửa tiền, hoặc họ tự mua hộ chiếu, hoặc ủy thác cho người đầu tư địa phương (bàn tay bẩn), vì vậy đối với đa số quan tham Trung Quốc Đại lục thì Hong Kong chỉ là một bàn đạp.
Hong Kong là trung tâm tài chính, dịch vụ và vận chuyển quốc tế hiện đại của châu Á, là vùng kinh tế tự do nhất thế giới đã duy trì liên tục suốt 24 năm qua. Hong Kong nằm trên bờ phía bắc của Biển Đông, và phía đông của cửa Châu Giang (sông), phía bắc giáp thành phố Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông. Sau năm 1997, chủ quyền của Hong Kong trả về Trung Quốc đại lục, nơi đây đã trở thành nơi rửa tiền của tư bản đỏ Trung Quốc (quan chức tham nhũng, giới kinh doanh liên kết với quan chức chính quyền cùng ăn chia).
Ông Lã Bỉnh Quyền cho biết, Hong Kong là một nơi lý tưởng rửa tiền của giới tư bản đỏ cũng như những quan tham Trung Quốc, họ thông qua đại diện có hoạt động nhất định ở Hong Kong và tẩu tán đi khắp nơi trên thế giới, một số hậu duệ trực tiếp của họ có hoạt động khá quy mô. Bởi vì họ không sử dụng tên thật, không khuếch trương thanh thế; nguồn vốn liên tục vận hành, rất khó khăn để điều tra ra được.
Ông tiết lộ, do hầu như tất cả các gia đình tư bản đỏ đều hoạt động như vậy nên điều này đã trở thành bình thường, miễn là không có sai lầm chính trị gì quan trọng thì hoạt động của họ sẽ không có vấn đề gì, bởi vì họ có liên đới với nhau về quyền lợi. Trừ khi có vấn đề như Bạc Hy Lai, hoặc có vấn đề gì đó do thế hệ sau gây ra, khi đó tài sản sẽ bị điều tra.
Nhưng ông cho rằng Hong Kong dù sao cũng chỉ là một bàn đạp cho các hoạt động, các tài sản dài hạn hoặc nguồn dự trữ lớn nhất của tư bản đỏ sẽ không ở lại Hong Kong lâu dài, trái lại được cất giấu ở nước khác có độ bí mật cao hơn nhiều, Hong Kong giống như trạm trung chuyển mà thôi.
Nhiều quan chức cao cấp đã bị tiết lộ rửa tiền ở Hồng Kông
Hiện nay giới săn tin không thể thống kê hết số tư bản đỏ của Trung Quốc rửa tiền ở Hong Kong, nhưng thực tế có rất nhiều gia đình quan chức là Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc làm kinh doanh, rửa tiền tại Hong Kong, và có công ty nước ngoài.
Như cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, thân tín hàng đầu của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, bị “ngã ngựa” vào tháng 6/2014, giới truyền thông Hong Kong từng công khai thông tin cô gái Triệu Đan Na (Zhao Danna) sinh sau 1990 ở Hong Kong “rửa tiền” cho Từ Tài Hậu với 10 tỷ đô-la Hồng Kông.
Một nhân vật nữa phải kể là doanh nhân Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) của tập đoàn Minh Thiên (MingTian) bị bắt về Trung Quốc Đại lục tháng 1/2017. Ông ta bị cáo buộc là “bàn tay bẩn” của Tăng Vĩ (Zeng Wei), con trai cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng.
Giới thông tin đã chỉ ra, ngay từ ngày đầu thành lập, Minh Thiên đã là tổ chức rửa tiền cho nhóm lợi ích của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đứng sau là gia đình một số quan chức cấp cao như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Lý Lam Thanh.
Tiêu Kiến Hoa bị cáo buộc có liên đới chặt chẽ với nhiều “thái tử Đảng” phái Giang (cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân), tiêu biểu như con trai của Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ, con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt là Lương Quân, con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Tân, con rể của Giả Khánh Lâm là Lý Bác Đàm.
Trong những nhân vật kể trên, ngoài Tiêu Kiến Hoa và Chu Tân, nhân vật kiểm soát thực tế Digital Domain (Digital Domain Holdings Limited) là Xa Phong, vào tháng 6/2015 bị Đới Tương Long (cựu thị trưởng Thiên Tân) lừa về Bắc Kinh từ Hong Kong và bị bắt giữ, vì chuyện này mà Đới Tương Long tạm thời an toàn hạ cánh.
Ngoài ra, vào năm 2013 sau khi “hồ sơ Panama” bắt đầu lộ ra đã cho thấy nhiều thành viên gia đình của cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm (thân tín của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) có chứng minh nhân thân Hong Kong và sở hữu nhiều công ty ở nước ngoài, như cô con gái Giả Tường, con rể Lý Bác Đàm và cháu gái Lý Tử Đan; trường hợp tương tự là cô Trương Hiểu Yên con gái của cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang, cô Cổ Lập Thanh con dâu của của cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn cũng đứng tên sở hữu công ty tại nước ngoài và có chứng minh nhân thân Hong Kong.
Theo các nguồn tin ở Bắc Kinh trước đó tiết lộ, hoạt động đầu tư của Lý Bác Đàm tại Hong Kong không kiếm được bao nhiêu tiền. Sau này ông ta và người vợ Giả Tường cùng nhau tham gia vào các dự án tại Phúc Kiến, làm “trò ảo thuật tay không bắt giặc” kiếm được vài trăm triệu Nhân dân tệ. Đây cũng là “trò ảo thuật” đầu tiên mà Lý Bác Đàm kiếm được tiền, sau đó ông ta mới “danh chính ngôn thuận” thành lập Công ty Chiêu Đức (Zhaode Investment Co., Ltd) tại Bắc Kinh.
>>> Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua?
>>> 5 vấn đề nhà cầm quyền Trung Quốc sợ hãi nhất
Theo Trithucvn