Tinh Hoa

Hành trình chế tạo ‘kẻ săn sự sống’ trên bề mặt sao Hỏa

Tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng đi hơn 8 tháng trước, vừa hạ cánh thành công xuống Hỏa Tinh.

Được phóng đi ngày 26/11/2011 tại trung tâm phóng tàu vũ trụ Cape Canaveral, Florida, “kẻ săn lùng sự sống” Curiosity mang trong mình những công nghệ hiện đại nhất cùng với tham vọng phát hiện những yếu tố cần thiết cho sự sống nguyên thủy như nước hay hợp chất carbon trên bề mặt Hành tinh Đỏ.

Tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity khi đang được hoàn tất tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA nằm tại Pasadena, California ngày 26/5/2011.

Vượt qua quãng đường dài hàng trăm triệu km cùng với “7 phút kinh hoàng” khi lao qua tầng khí quyển mỏng của Sao Hỏa với vận tốc hơn 20.000km/h, Curiosity vừa tiếp đất an toàn và bắt đầu gửi về địa cầu những hình ảnh và dữ liệu đầu tiên trên Hành tinh Đỏ. Với kích cỡ và trọng lượng của một chiếc xe hơi loại nhỏ, quá trình hạ cánh của Curiosity thực sự là điều vô cùng khó khăn. Chính vì lẽ đó, thiết bị hạ cánh đặc biệt với sự chính xác gần như tuyệt đối được các chuyên gia hàng không vũ trụ nghiên cứu kĩ lưỡng.

Curiosity là tàu thăm dò sao Hỏa đặc biệt và tốn kém nhất với trọng lượng 1 tấn, duy trì hoạt động bằng hệ thống máy phát sử dụng năng lượng hạt nhân plutonium-238. “Kẻ săn sự sống” dài hơn 3m, cao 2,1m, được trang bị máy ảnh với độ phân giải cao cùng hệ phống phân tích quang phổ sử dụng tia laser cực mạnh, đủ sức làm bốc hơi lượng nhỏ khoáng chất và tự phân tích chúng.

Nơi Curiosity đáp xuống là miệng núi lửa được đặt tên là Gale, nơi được đánh giá là thuận lợi nhất nếu có tồn tại sự sống của vi sinh vật, đồng thời cũng là nơi lưu giữ tốt nhất các mẫu sinh vật nếu chúng từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Với 6 bánh xe di chuyển độc lập, Curiosity có thể đến những khu vực khác nhau tại Gale để thu thập những dữ liệu chính xác nhất.

Một trong những thiết bị của Curiosity đang được kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

Dù hạ cánh được kiểm tra độ bền tại đường hầm tạo gió lớn nhất thế giới. Chiếc dù được thiết kế để giữ cho bộ phận hạ cánh cùng tàu thăm dò giảm tốc khi bay vào bầu khí quyển sao Hỏa với tốc độ Mach 2.2.

Các chuyên gia đang tiến hành thử nghiệm bộ phận phát ra chùm tia laser cực mạnh để bay hơi vật chất trên bề mặt sao Hỏa nhằm phục vụ nghiên cứu.

Dựa vào những chất bị bay hơi, bộ phận cảm biến trên Curiosity có thể xác định được các nguyên tố hóa học vừa bị chùm tia laser đốt cháy, nhằm nghiên cứu cấu tạo bề mặt Hành tinh Đỏ.

Máy bay chuyên dụng được dùng để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống radar trang bị trên Curiosity tại một sa mạc của Mỹ.

NASA xác định vị trí mà Curiosity sẽ đáp xuống. Nó nằm trên miệng núi lửa Gale, nơi được đánh giá tiềm năng tồn tại sự sống.

Phần hỗ trợ được thiết kế để đưa tàu thăm dò cùng hệ thống hạ cánh tiếp đất.

Phần “đỉnh đầu” của Curiosity với hệ thống quan sát và cảm biến được sử dụng để giúp xe thăm dò định hướng mục tiêu.

Một trong những chi tiết của Curiosity khi còn nằm trong phòng thí nghiệm.

Cánh tay của Curiosity giúp nó thực hiện các thao tác thu thập mẫu vật cần thiết.

Chiếc xe khi công đoạn lắp ráp sắp sửa hoàn tất.

Tên lửa đẩy Atlas V được NASA sử dụng để đưa tàu thăm dò lên quỹ đạo đã định.

Khi công đoạn lắp đặt chuẩn bị hoàn tất, máy phát điện năng lượng hạt nhân với trọng lượng 43kg, công suất 125w được lắp vào xe thăm dò. Nó được nạp lượng plutonium đủ để hoạt động liên tiếp trong vòng 14 năm, bất kể ngày đêm và điều kiện thời tiết.

Những phần cuối cùng của Curiosity được lắp ráp.

Hệ thống hạ cánh cũng được các chuyên gia nghiên cứu kĩ lưỡng.

Với 8 động cơ được bố trí thành 4 cụm nằm đều xung quanh giúp Curiosity dễ dàng thăng bằng hơn trong quá trình tiếp đất.

Phần hạ cánh và xe thăm dò Curiosity sau khi được lắp với nhau.

Phần hỗ trợ chờ ráp nối với các bộ phận còn lại.

Nó sẽ bọc toàn bộ thiết bị hạ cánh và tàu thăm dò Curiosity khi lao qua bầu khí quyển Hành tinh Đỏ.

Phần vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ các thiết bị đổ bộ trong quá trình rời khí quyển trái đất và bay tới sao Hỏa.

Xe kéo đặc biệt đưa Curiosity cùng các thiết bị hỗ trợ ra điểm phóng.

Tên lửa phụ được lắp vào tên lửa đẩy Atlas V tại bệ phóng.

Tàu vũ trụ khởi hành, đưa xe thăm dò sao Hỏa Curiosity tới đích.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Theo Zing