Trong khi NASA đang cố gắng khám phá những bí ẩn của hành tinh thứ 9 bằng những công cụ hiện đại, thì có hai nhà nghiên cứu lại tìm hiểu chúng qua những bằng chứng của người xưa từ Thời kỳ Tăm tối.
Trong khi NASA đang cố gắng khám phá những bí ẩn của hành tinh thứ 9 bằng kính viễn vọng hiện đại và đầu dò công nghệ cao, thì có hai nhà nghiên cứu đang thực hiện một chuyến đi ngược thời gian để tìm ra thứ bị thế giới bỏ qua.
Bộ đôi từ Đại học Queen’s Belfast ở Bắc Ireland đã tìm đến Anglo-Saxons (một dân tộc sống tại Đảo Anh từ thế kỳ 5), nhằm tìm kiếm manh mối về sự tồn tại của “siêu trái đất” (những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời và có khối lượng gấp 10 lần Trái Đất), họ đã chia sẻ những phát hiện của mình với công chúng.
Nhà Trung Cổ học Marilina Cesario và nhà thiên văn học Pedro Lacerda đang cọ rửa rất nhiều tấm thảm trang trí cổ xưa và các cuộn giấy da từ thời kỳ Tăm tối để tìm kiếm bằng chứng về hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời của chúng ta, và xem liệu nó có được đề cập trong bất kỳ loại hình lịch sử nào hay không.
Trong đó có những tài liệu mô tả hình ảnh ngôi sao chổi chiếu sáng trên bầu trời đêm và các sự kiện thiên văn khác đã thu hút sự chú ý của người Trung Cổ.
Hành tinh thứ chín là một hành tinh băng giá khổng lồ được cho là lớn hơn Trái Đất gấp 10 lần và cách Mặt Trời xa gấp 20 lần so với sao Hải Vương.
Các nhà lý thuyết âm mưu, hồi tháng 4 đã tuyên bố rằng một hành tinh tương tự hành tinh thứ chín là Nibiru (Hành tinh X) sẽ lao vào Trái Đất vào ngày 23/4, mang đến ngày tận thế theo như Kinh Thánh ghi chép. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
NASA đang dần buông lơi việc tìm kiếm hành tinh thứ 9, và nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của Nibiru.
Cơ quan không gian này cũng đã đưa ra năm bằng chứng cho sự tồn tại của hành tinh thứ 9. Một số manh mối liên quan đến lực hút hấp dẫn của hành tinh bí ẩn này, dường như nó đang làm nhiễu loạn sự hoạt động của vành đai Kuiper xa xôi, là khu vực trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của sao Hải Vương (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời.
Trở lại Trái Đất, Cesario và Lacerda đã cùng tổ chức một cuộc triển lãm mang tên “Điều kỳ diệu trên bầu trời: Sao chổi qua đôi mắt của người Anglo-Saxons”. Đây là sự kết hợp giữa thiên văn học hiện đại với các lý thuyết có từ Thời kỳ Tăm tối.
“Chúng tôi có rất nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận về sao chổi bằng tiếng Anh cổ, tiếng Ai-len cổ, tiếng Latin và tiếng Nga. Chúng đã bị lãng quên trong một thời gian dài”, Cesario nói với tờ Live Science.
“Con người thời Trung Cổ bị thiên đường mê hoặc giống như chúng ta ngày nay“.
Một trong những tài liệu này ghi chép về sự xuất hiện của sao chổi Halley vào năm 1066. Nó được lưu giữ trong tấm thảm Bayeux Tapestry nổi tiếng. Đây là tấm thảm thêu có chiều dài 70m. Hình ảnh trên tấm thảm mô tả các sự kiện xung quanh cuộc chinh phạt của nước Anh.
Người Anglo Saxons trong Thời kỳ Tăm tối gọi nó là sao chổi “feaxeda” hoặc “ngôi sao tóc dài”, theo Đại học Queen’s Belfast.
Tú Văn, theo nypost