Một nghiên cứu cho thấy cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé. Dưới đây là bài viết của một phụ nữ chia sẻ về vấn đề này và về một lá thư của một người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh bày tỏ lời cảm ơn đến hành động tốt đã giúp đỡ cô thấy hy vọng trong cuộc sóng.
Trầm cảm sau sinh (PND) là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến một trong bảy người mẹ hoặc phụ nữ mang thai, và nó không nên bị bỏ qua. Những người mẹ có thể sẽ không đề cập về vấn đề này do ngại ngùng, khi làm mẹ, họ có rất nhiều áp lực và trong khi nhiều người nghĩ rằng được ở nhà là niềm vui. Hãy để tôi nói với bạn rằng, đó là một trong những công việc khó khăn nhất.
Bị thiếu ngủ và vẫn phải thức dậy để chăm sóc em bé, dọn dẹp nhà, đi đến những cuộc hẹn hay thậm chí phải chăm sóc một đứa trẻ khác thực sự có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của bạn. Tôi nhớ rằng đây là điểm yếu nhất của tôi. Tôi chưa từng phát triển chứng trầm cảm sau sinh, nhưng tôi đã gần như bị. Tôi đã có đứa con thứ hai của mình và cùng lúc đó cha tôi qua đời. Tôi đã cảm thấy thực sự buồn, con trai mới sinh của tôi đã không ngủ, con gái đầu lòng của tôi vẫn thức suốt đêm đó, và tôi đang cố gắng an ủi mẹ mình.
Tới tất cả những thứ xảy ra lúc đó, tôi đã bắt đầu cảm thấy chán nản và không ổn định đến mức tôi không thể chịu đựng được các con tôi. Chồng tôi đã chỉ ra rằng tôi không quan tâm đến con cái nhiều và đã khá thất thường, và rằng tôi cần ngừng lo lắng về những thứ khác quá nhiều và hãy chỉ chú ý đến những đứa trẻ. Anh đã giúp chăm những đứa trẻ rất nhiều để tôi có được nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và tôi đã có thể quay trở lại theo dõi và ra khỏi tình trạng xấu của mình.
PANDA một tổ chức ở Úc chuyên cung cấp thông tin chuyên môn và tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu tới bất cứ ai bị ảnh hưởng bởi sự đau khổ, trầm cảm và lo âu trong quá trình mang thai và sau khi sinh em bé (trẻ sơ sinh), bao gồm cả các đối tác và mở rộng thành viên gia đình.
Gần đây, PANDA đã nhận được một email từ một người mẹ đang nằm tại bệnh viện vì bị trầm cảm sau sinh, và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình về một hành động thể hiện lòng tốt đã giúp cô thay đổi như thế nào.
Cô đã viết: “Vào một ngày tôi đã đi bộ đến một quán cafe gần đó, và đã có một cuộc gặp gỡ khiến tôi thấy màu xanh hi vọng của bầu trời qua những đám mây che lấp chúng.“
“Nó nhắc nhở tôi rằng đôi khi chỉ một sự tử tế nhỏ nhất có thể làm nên một sự khác biệt“. “Tôi đã viết thứ này cho chủ quán cafe nhưng đã không có một cơ hội để đưa anh ta. Tôi đã muốn đăng nó lên trang Facebook của họ, và chia sẻ nó trên phương tiện truyền thông xã hội để những người khác có thể suy nghĩ về phương thức để họ có thể tương tác với những người bị trầm cảm vào bất kỳ ngày nào, nhưng tôi đã muốn giữ kín danh tính. Vì vậy, tôi nghĩ có lẽ tôi nên gửi nó đến PANDA với hy vọng bạn có thể sử dụng nó như một phần thông tin truyền đạt của bạn.“
Đây là lá thư cô đã muốn để lại cho chủ quán cafe được PANDA đăng:
Nội dung thư:
Gửi chủ quán cafe
Bạn phải nghĩ rằng tôi phải có một chút kỳ lạ khi tôi đã vẫn ở ngoài quán cafe để cố mở cửa khi rõ ràng là bạn đã vừa đóng cửa. Bạn có lẽ không nhớ tôi – tôi đã có một đứa trẻ trong xe đẩy và dải băng bệnh viện đeo ở cổ tay.
Tôi muốn cảm ơn bạn vì đã mời tôi vào mà không nóng giận và đã tốt bụng làm cho tôi một ly cafe, mặc dù bạn có lẽ đã muốn về nhà.
Khi đó bạn đã hỏi rằng liệu có phải tôi đến từ bệnh viện, tôi đã quá bối rối để nói rằng tôi bị trầm cảm sau sinh và đứa trẻ không ngủ và tôi thì kiệt sức. Đi bộ vào một quán cafe để nghỉ nghơi là điều tôi thấy cần thiết cũng như uống cafe. Lòng tốt của bạn tạo nên sự khác biệt trong ngày của tôi, và đã nhắc nhở tôi về câu nói: “Hãy tốt bụng đối với bất kỳ ai bạn gặp vì bạn không biết họ đang phải chiến đấu với cái gì.”
Cảm ơn
Nội dung này đã được chia sẻ 300 lần và có hơn 2.000 lượt thích. Dưới đây là một số ý kiến:
“Những hành động nhỏ nhất của lòng tốt cho thấy thế giới khi bạn đang chiến đấu với bệnh trầm cảm, nó thực sự giống như một tia nắng xuyên qua những đám mây. Tôi nhớ là mình rất nhạy cảm với những hành vi như thế này và cảm thấy cần phải bày tỏ lòng biết ơn của tôi để người đó biết rằng họ đã tạo nên một sự khác biệt. Một lời hoan hô cho chủ quán cafe này.“
“Cafe là vị cứu tinh của tôi khi tôi bị trầm cảm sau sinh … lý do để tin và cảm thấy một phần của cuộc sống chứ không chỉ trở nên vô hình tại nhà … nó đã chữa trị cho tôi … giờ tôi tôi đã dắt đứa con 5 tuổi đến quán cafe bất cứ khi nào tôi cảm thấy chán nản … những quán cafe là những nơi tuyệt vời.“
Câu chuyện này nhắc nhớ rằng tất cả chúng ta sẽ không biết những gì mà người khác đã trải qua, vì vậy chúng ta luôn nên đối xử tốt với người khác.
Thanh Phong dịch từ Vision Times