Bác sĩ người Đài Loan Ôn Tần Dung cho rằng tất cả mọi bệnh tật trên thân thể đều do tinh thần mà ra, nhưng bù lại, tinh thần cũng có thể giúp phục hồi bệnh tật. Một người lạc quan, vui vẻ, tinh thần mạnh thì khả năng phục hồi bệnh hay kháng bệnh cao hơn người luôn trong trạng thái tiêu cực.
Khi nói về các nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, Tiến sĩ Ôn Tần Dung, người với nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh ngoại trú khẳng định rằng: “Thông số của những bệnh nhân ngoại trú cho thấy có 80% người bệnh có cuộc sống gia đình không êm ấm, và 90% có quan hệ vợ chồng không được suôn sẻ”. Khi sống theo tình cảm, cơ thể sẽ bị cảm tính chi phối. Bạn cần để mọi chuyện thuận theo tạo hóa cũng như các quy luật của tự nhiên thì sức khỏe mới phục hồi. Và những điều như ý nghĩa của cuộc sống cũng dần được hé lộ….
Điều thoải mái nhất đến từ sự hòa hợp giữa tạo hóa và bản ngã
Để có thể hòa hợp với tự nhiên, đầu tiên bạn cần phải hiểu được hoạt động của tự nhiên. Tiến sĩ Ôn nói: “Điều trị y học Trung Hoa nhắm vào cảm xúc, lý trí và quy luật tạo hóa. Chữ “Trung” trong Trung Y không chỉ nói rằng đây là y học của người Trung Hoa mà còn có nghĩa là trung hòa hay trung gian. Trung y cổ đại là chiếc cầu nối giữa con người và vũ trụ. Cơ thể và vũ trụ cần phải đạt được sự hài hòa và cân bằng. Tất nhiên, triết lý của bộ học thuyết này rất cao, nhưng ít nhất chúng ta cần hướng đến sự hài hòa của bản thân để có được sự thoải mái và khỏe mạnh”.
Rất nhiều người đang trong vô thức mà lãng phí tuổi trẻ của mình. Họ dành hơn nửa cuộc đời để làm việc và chăm chút cho gia đình họ. Cho đến khoảng 40-50 tuổi, khi chứng kiến người thân qua đời hoặc bản thân mắc bệnh nào đó thì họ mới bắt đầu xem xét ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Những người giàu có quyền thế không đồng nghĩa với việc họ có được hạnh phúc hay khỏe mạnh. Nhiều người trong họ cũng đã nghĩ nhiều đến ý nghĩa của đời người. Con người từ đâu đến? Và sẽ đi về đâu? Đó là lý do vì sao trong cuốn sách mới của mình tiến sĩ Ôn đề cập nhiều lần đến văn hóa tu luyện.
Tiến sĩ Ôn đã tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều năm, cô nói: ”Nhìn chung, khi nói về tu luyện, bạn sẽ nghĩ đến những tu sĩ tu luyện trong núi sâu rừng già. Tuy nhiên, đối với Pháp Luân Công – môn tu luyên do Sư Phụ Lý Hồng Chí phổ truyền – thì các học viên có thể tu luyện ngay trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào, miễn là họ có thể giữ vững tâm tính của mình.
Các nguyên lý không hề quá cao siêu, chỉ cần bạn có thể loại bỏ dục vọng của mình, những thứ có thể mang tới thoải mái nhất thời nhưng lại gây ra khổ đau về sau. Người ta sẽ không thể hạnh phúc khi họ ôm giữ quá nhiều thứ. Chỉ cần bấy nhiêu thôi. Tu luyện Pháp Luân Công không yêu cầu bạn từ bỏ tài sản hay cuộc sống hiện tại của mình. Nếu một người muốn khỏe mạnh, họ cần cải biến nguồn năng lượng trong tế bào cơ thể, và họ phải tu luyện. Đây là lý do vì sao mà tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề tu luyện trong cuốn sách này”.
Sự thật về ung thư
Tiến sĩ Ôn nói ngày càng nhiều nghiên cứu của Tây Y cho rằng, ung thư là căn bệnh không thể chữa khỏi, nó chỉ có thể thuyên giảm. Tuy nhiên một chương trong cuốn sách mới của Tiến sĩ Ôn có tên là “Chiến lược của sự hoàn mỹ” đã đề cập đến việc các thầy thuốc Trung y thường điều trị ung thư bằng thuốc viên và thuốc sắc để phục hồi năng lượng cho người bệnh trong khi nó đang “dẫn dụ bệnh tật vào bẫy”. Điều này hoàn toàn khác hẳn với Tây y, ngày nay y học hiện đại sẽ làm mọi cách để khối u nhỏ lại và nó cũng khiến cho cơ thể bệnh nhân suy yếu.
Theo Tiến sĩ Ôn, mỗi người chúng ta đều có mang trong mình tế bào ung thư, nhưng tại sao chỉ một số người mắc ung thư trong khi những người khác thì không? Nếu một cá nhân khỏe mạnh, thì hệ miễn dịch của người đó cũng mạnh, tác nhân từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Ngược lại nếu cơ thể yếu và khả năng đề kháng không tốt, thì những yếu tố gây ung thư sẽ chiếm lĩnh một bộ phận của cơ thể sau đó vượt qua rào cản miễn dịch và lan truyền khắp cơ thể.
Để hình thành một khối u cần có khá nhiều loại mô khác nhau nhưng tại sao chúng ta chỉ tìm thấy tế bào ung thư? Điều này chẳng phải rất kỳ lạ? Tiến sỹ Ôn nói:”Phải có nhiều cơ chế khác [đang vận hành] mà chúng ta không thể thấy được. Vì sao? Vì những thứ này nằm ở vi quan hơn những gì chúng ta có thể thấy. Do vậy chúng ta không thể quan sát được các nhân tố chính gây ra ung thư”.
Khi Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u thì thực ra không hề loại bỏ hoàn toàn các nhân tố gây bệnh, chúng đã sớm di căn và lan rộng. Cô nói: “Chúng ta vẫn để cho [các yếu tố gây bệnh] có cơ hội trốn thoát. Chúng bí mật tập hợp lại và âm thầm phát triển, ung thư sẽ tái phát và di căn. Vì vậy, khi chúng tôi điều trị ung thư, chúng tôi thường không sử dụng các loại thuốc mạnh. Tốc độ xử lý tuy rất chậm, nhưng ít nhất bệnh tình sẽ được ổn định, thay vì xấu đi”.
Cuốn sách cũng đề cập đến các trường hợp y tế ở trẻ em. Tiến sĩ Ôn nói: “Ngày nay các gia đình thường không đông con cái, nên các bậc cha mẹ thường [sốt sắng] mua thuốc cho trẻ mỗi khi chúng có một số triệu chứng như ho, sốt, cảm lạnh… Hành động đó đã làm hại đến những đứa trẻ của chúng ta. Ở Hoa Kỳ, các bác sĩ không được kê toa cảm lạnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, vì thuốc có thể làm tổn thương tim và thận. Ngoài ra từng có trường hợp tử vong do suy tim sau khi dùng thuốc cảm lạnh. Trong thực tế, [cơ thể] trẻ em rất tinh khiết, với nguồn năng lượng mạnh mẽ. Bệnh tật có thể đến và đi rất nhanh. Chúng ta chỉ cần chăm sóc chúng kỹ lưỡng hơn một chút”.
Ngày nay, có nhiều bậc phụ huynh đã có cách nhìn khác về chăm sóc sức khỏe bằng Trung y. Thay vì uống thuốc Tây, họ đưa con mình đến các trung tâm châm cứu mỗi khi chúng có vấn đề sức khỏe. Điều này không chỉ giải quyết tốt bệnh tật mà còn cải thiện trí thông minh của trẻ.
Cô nói: “Nhiều người nghĩ rằng có thể làm trẻ cao hơn nếu dùng thảo mộc Trung Y vào thời thiếu niên, nhưng như vậy vẫn là quá muộn. Chúng tôi biết rằng nếu một đứa trẻ còi cọc từ nhỏ thì đó là do thận yếu bẩm sinh. Cần phải có sự điều chỉnh kịp thời. Một số đứa trẻ có răng xấu như răng khập khiễng hoặc vàng ố… Thực ra có thể điều chỉnh bằng những mũi châm đơn giản vào các huyệt dạ dày và thận. Một số trẻ bị cận thị, loại tật này cũng có thể khỏi rất nhanh từ khi chúng còn nhỏ. Chủ yếu là do thiết bị điện tử, thời điểm khỏi cận thị khá tốt đó là trước 6 tuổi. Tuổi càng trẻ càng nhỏ thì cận thị càng dễ điều trị”.
Tiến sĩ Ôn nói rằng ở Đài Loan trong giáo trình giảng dạy y khoa luôn có Trung Y, ở Hoa Kỳ Trung Y cũng được đưa vào chương trình điều dưỡng quân sự. Tuy nhiên, nhiều thứ đã xuất hiện khiến cho châm cứu và cả Trung Y đã bị mất đi hàm nghĩa vốn có của mình. Tiến sĩ Ôn nói: “Tây y hiện đại chỉ mới có hơn 200 năm trở lại đây. Cứ 100 năm [Tây Y] lại được cập nhật mới về thuốc cũng như các học thuyết. Nếu các bác sĩ không liên tục trau dồi, họ sẽ sớm bị đào thải. [Tuy nhiên] càng ngày Tây Y càng khẳng định nhiều học thuyết của Trung Y cổ đại. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta (người Phương Đông) lại chưa xem trọng và phát triển nền y học cổ truyền của dân tộc mình. [Trên thực tế], ở Đài Loan vẫn còn nhiều bậc thầy Trung Y chân chính đang hoạt động trong dân gian”.
Hoàng An, theo Vision Times