Gương người xưa: Đường Thái Tông nói một câu, nạn châu chấu lập tức biến mất

19/03/20, 14:38 Cổ Học Tinh Hoa

Bên cạnh lũ lụt và hạn hán, châu chấu là một trong ba nạn lớn nhất trong lịch sử nông nghiệp cổ đại. Thiên tai này cũng không phải là ngẫu nhiên, nó là lời cảnh báo của thiên thượng đối với con người thế gian.

Đường Thái Tông nói một câu, nạn châu chấu lập tức biến mất (ảnh 1)
Đường Thái Tông chỉ nói một câu mà nạn châu chấu hoàn toàn biến mất. (Ảnh: Soundofhope)

Từ Quang Khải thời Minh có nói trong “Nông Chính Toàn Thư” rằng: “Có ba lý do cho nạn đói khủng khiếp: thủy triều, hạn hán, châu chấu. Đất có cao thấp, mưa có ít nhiều. Thủy triều, hạn hán là nạn, rất nhiều nơi may mắn thoát khỏi, riêng hạn hán khắc nghiệt và châu chấu trong ngàn vạn dặm, cây cối đều tàn hoặc trâu ngựa đều chết, thiệt hại vô cùng, hơn cả thủy triều hạn hán thông thường”.

Trong “Thượng Thư – Vi Tử Thiên” có nói: “Thiên tai từ thiên nhiên”. Ý nghĩa chính là thiên tai là sự trừng phạt của trời đối với nhân loại. Văn hóa thần truyền của Trung Hoa cho rằng, sự xuất hiện của may mắn và xui xẻo đều dự báo được phồn vinh hoặc hoang tàn của một đất nước. Vì thế trong “Trung Dung” nói: “Đất nước sắp phồn vinh ắt sẽ có điềm lành; Đất nước sắp hoang tàn ắt sẽ có điều quái dị xảy ra”.

Đổng Trọng Thư thời Hán đưa ra học thuyết thiên nhân cảm ứng cho rằng: “Đất nước sắp thất bại thì trời sẽ dùng thiên tai để trách cứ. Nếu không biết tự xét, trời sẽ dùng hiện tượng quái dị để cảnh cáo. Nếu vẫn không biết chừng mực thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Vì thế người quân vương nhân từ phải nhìn thấu lòng trời mà biết dừng chớ làm loạn”.

Cho nên, minh chủ thánh quân thời cổ đại khi sắp đối mặt với thiên tai, có thể cúi mình tự xét, tự chịu tội, cầu sự khoan dung từ trời cao để xóa bỏ thiên tai trong nhân gian.

Trong “Trinh Quán Chính Yếu” có ghi chép một câu chuyện có thật liên quan đến việc Đường Thái Tông tự vấn tự xét, xóa bỏ được nạn châu chấu.

Vào tháng tư năm Trinh Quán thứ hai đã xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng, châu chấu tác oai tác quái bay khắp cả trời, nông nghiệp gánh chịu một tổn thất vô cùng lớn. Trong lòng Đường Thái Tông vô cùng trầm mặc, ông quyết định tự mình đến Dã Uyển xem tình hình thiên tai.

Đường Thái Tông nói một câu, nạn châu chấu lập tức biến mất (ảnh 2)
Đường Thái Tông nuốt châu chấu không bao lâu, bỗng xuất hiện một con quạ to như con cò bay tới, khoảng một trăm vạn con tụ thành bầy, nuốt sạch những con châu chấu trong một ngày. Bức tranh “Vạn Điểm Hàn Nha” của Thanh Ngô Ứng Mai. (Ảnh: NTDTV)

Đường Thái Tông nhìn thấy châu chấu tràn ngập cả mảnh đất, ông còn nhặt được vài con rất to, ông nói với bọn chúng rằng: “Dân lấy lương thực làm trời, lấy ngũ cốc là mệnh, các ngươi lại ăn hết lương thực, điều này làm tổn hại rất lớn đối với bá tánh thiên hạ!”.

“Nếu như trời cao cảm thấy bá tánh có làm sai điều gì thì hãy đổ tội lên người trẫm đi, nếu như châu chấu các người thật sự có linh hồn, thì hãy mau chóng ăn tim của ta, chứ đừng làm hại đến bá tánh!”.

Nói một hồi, Thái Tông quả nhiên muốn nuốt những con châu chấu ấy vào trong bụng, để bọn chúng đến ăn trái tim của mình. Đại thần hai bên nhanh chóng ngăn cản, nói: “Bảo trọng long thể, việc này sẽ gây ra bệnh, tuyệt đối không được”.

Thái Tông nói: “Ta hy vọng có thể đem tai họa của trời cao chuyển hết lên người ta, sợ gì bệnh tật chứ?”. Nói xong, ông nuốt những con châu chấu vào trong bụng. Thái Tông dùng tâm đối xử với bá tánh, chân thành chịu tội, điều này đã cảm động đến trời xanh, không lâu sau đó, đại quân châu chấu đang ùn ùn kéo đến đều biết mất, nạn châu châu cũng không còn.

Câu chuyện này đều được ghi chép lại trong chính sử của “Tư Trị Thông Giám” và “Cửu Đường Thư”, có thể thấy những ghi chép đó không hề hư cấu, và lịch sử đều là những câu chuyện chân thật. Điển cố về việc Đường Thái Tông nuốt châu chấu bắt đầu được lưu truyền từ đó.

Cho đến ngày nay, phía Nam và Đông Nam ở Sơn Tây vẫn lưu truyền câu chuyện thần kỳ về Đường Thái Tông diệt nạn châu chấu. Trong khu vực Tấn Thành, nhân gian có lưu truyền câu chuyện về tháng ba năm Trinh Quán thứ hai, Lý Thế Dân đã tự nhận tội về nạn hạn hán và châu chấu, sau đó cũng nuốt châu chấu để dẹp thiên tai, và câu chuyện nắng hạn gặp mưa rào diệt trừ thiên tai vào năm Quý Dậu. Người dân ở huyện Trưởng Tử đã lập đền thờ, cúng bái Thái Tông thánh đức cũng vì đó.

Trương Trạc, người thời Đường cũng có ghi chép trong “Triêu Dã Thiêm Tái”, sau khi Đường Thái Tông nuốt châu chấu không lâu, bỗng xuất hiện một con quạ to như con cò bay tới, khoảng một trăm vạn con tụ thành bầy, nuốt sạch những con châu chấu trong một ngày. Đại thần Phù Hưu Tử của Đường Huyền Tông nói: “Đây là kết quả lòng chân thành của Văn Võ Thánh Hoàng Thượng (Lý Thế Dân) cảm động trời cao mà đạt được. Minh quân nên phát huy đức chính giáo hóa và cẩn thận thi hành hình phạt để đáp lại lời cảnh cáo của trời cao”.

Sự nhân từ của Đường Thái Tông cũng trở thành tấm gương cho đế vương đời sau và các đại thần văn nhân thuận theo trời mà yêu thương dân chúng. Vào cuối năm Đường Thiên Hữu, một lượng lớn châu chấu được sinh ra từ trong các hang động dưới đất, sau khi chúng trưởng thành, từng con từng con giơ móng giơ vuốt tung cánh bay ra từ trong hang động liên tục không ngừng.

Hoàng đế đương triều đã cảm thán với bầy châu chấu rằng: “Ta phạm phải tội gì mà các ngươi lại ăn hoa màu của ta?”. Không lâu sau, châu chấu đều biến thành chuồn chuồn. Châu chấu ở Lạc Dương cũng đều biến thành chuồn chuồn. Năm đó, các loại chim tước đều biến thành chim én.

Chu Hi, bậc thầy Lý học thời Tống từng phụng chỉ đi Chiết Đông một chuyến để quan sát tình hình thiên tai châu chấu và hạn hán, ông ngoài việc bắt châu chấu tại thôn Quảng Hiếu – Cối Kê, còn thực hành cầu nguyện, ông đã viết trong “Khất Tu Đức Chính Dĩ Nhị Thiên Tai Trạng” rằng: “Vì kế hoạch hôm nay, chỉ có tự mình khởi lên thánh tâm, khóc òa hối hận, thành kính ăn năn… sau đó quân thần tướng giới, đau đớn tự xét lại và sửa đổi… để tinh thần cảm thông chuyển họa thành phúc…”

Trung Hoa hôm nay, dịch bệnh hoành hành, nạn châu chấu sắp đến, không biết những nhà thống trị đương quyền có hiểu được ý trời hay không, nguy cơ sắp đến, những người phản thiên phản địa cứ đợi cho đến khi ông trời trừng phạt thì tất phải nối gót theo nhau cho đến khi cái ác diệt vong.

Nhật Hạ (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x