Từ ngày 20/9, cuốn sách “Văn tuyển Hồ Cẩm Đào” do đích thân ông thẩm định đã được chính thức phát hành. Suốt mấy ngày qua, giới truyền thông Trung Quốc đã tiến hành quảng bá rầm rộ cuốn sách này.
Đây là lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào được giới truyền thông nhà nước tập trung đưa tin kể từ sau khi ông thoái lui khỏi chính trường gần 4 năm nay.
Hồ Cẩm Đào trở thành Thường ủy Cục chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ năm 1992, đến Đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012 đã hoàn toàn rút khỏi chính trường. Trong khoảng thời gian này, từ năm 2002 – 2012, ông nhậm chức Tổng Bí thư ĐCSTQ. Nhưng trong khoảng thời gian nắm quyền, Hồ Cẩm Đào đã bị cựu Tổng Bí thư là Giang Trạch Dân can thiệp chính sự trên nhiều phương diện: quyền lực quân đội hoàn toàn bị thân tín của Giang Trạch Dân là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu kiểm soát; công an, cảnh sát vũ trang, bộ đội thì bị tâm phúc của Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang nắm giữ; trong Thường ủy Cục Chính trị ĐCSTQ thì phe cánh họ Giang chiếm ưu thế tuyệt đối; khiến cho chính lệnh của Hồ Cẩm Đào không ra khỏi Trung Nam Hải.
Tuy nhiên, Hồ Cẩm Đào vẫn đã làm được một số việc trong khả năng cho phép: trước sau đã điều tra hai người kế thừa quyền lực của phe cánh họ Giang là Trần Lương Vũ – Bí thư ủy thành phố Thượng Hải và Bạc Hy Lai – Bí thư ủy thành phố Trùng Khánh; trong tranh chấp Nam Hải thật sự đã lấy về được đảo Hoàng Nham; bắt được hai “con hổ lớn” trong quân đội thuộc phe cánh họ Giang, một người là phó Tư lệnh hải quân Vương Thủ Nghiệp, một người là Cốc Tuấn Sơn – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần do Từ Tài Hậu đề bạt lên.
Đặc biệt là Trần Lương Vũ và Bạc Hy Lai, họ lần lượt là người được Giang Trạch Dân đào tạo để chuẩn bị thay thế vị trí quyền lực của Hồ Cẩm Đào trong Đại hội 18. Nhưng vụ án tham nhũng của Trần Lương Vũ, âm mưu chính biến của Bạc Hy Lai đều đã bị phanh phui, trước sau đã bị Hồ Cẩm Đào bắt giữ, chặt đứt mưu đồ tiếp nhận quyền lực cao nhất của phe cánh họ Giang.
Trong thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, cũng đã phát sinh nhiều sự kiện lớn như: động đất Vấn Xuyên, dịch bệnh SARS và vụ thảm sát ở Tân Cương ngày 5/7/2009; trong những sự kiện này, đều có dấu vết đọ sức giữa Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Ví như sau trận động đất ở Vấn Xuyên, Ôn Gia Bảo được Hồ Cẩm Đào cử làm Tổng chỉ huy phòng chống động đất, lại không thể điều động được quân đội trung thành với Giang Trạch Dân, khiến Ôn Gia Bảo tức đến ném cả điện thoại: “Tôi mặc kệ, là nhân dân đã nuôi sống các người, các người có thể khoanh tay ngồi nhìn như vậy sao!”. Kết quả, quân đội vẫn án binh bất động. Cuối cùng, Hồ Cẩm Đào phải tự mình hạ lệnh cho phía quân đội.
Ông Trần Bính Đức – Tổng tham mưu trưởng quân ủy ĐCSTQ năm đó trong công văn gửi đi đã tiết lộ với giới truyền thông của Đảng rằng, trong thời gian 3 ngày sau trận động đất, mọi hành động trong quân đội đều cần phải thông qua sự phê chuẩn của Giang Trạch Dân – “người đứng đầu quân ủy”.
Thiếu tướng ĐCSTQ công khai bày tỏ, nhóm người của Từ Tài Hậu đã kiểm soát hết quyền lực trong quân đội của Hồ Cẩm Đào. Đới Tính, con gái nuôi của tướng Diệp Kiếm Anh, đã từng nói với Đài phát thanh VOA của Mỹ rằng, bè lũ tham quan Từ Tài Hậu trong quân đội làm xằng làm bậy, người phải chịu trách nhiệm chủ yếu là Giang Trạch Dân, “người nào thế mạnh, thì quyền lực ở trong tay người ấy, là ai làm đây? Vẫn là Giang Trạch Dân”.
Sau khi Tập Cận Bình tiếp nhận quyền lực từ tay Hồ Cẩm Đào, trong nhiều lần đã công khai khen ngợi việc rút lui hoàn toàn của Hồ Cẩm Đào; sau đó cuộc đấu sức giữa Hồ – Giang đã mau chóng chuyển thành cuộc đấu sức giữa Tập – Giang. Trong thời khắc then chốt của cuộc đấu giữa Tập – Giang này, Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần lộ mặt công khai ủng hộ chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng của Tập Cận Bình.
Còn Giang Trạch Dân, hễ lộ diện liền bị giới lãnh đạo theo sát. Đặc biệt đầu năm 2015, sau khi có thông tin ba thế hệ già trẻ một nhà của Giang Trạch Dân lên trên núi Đông Sơn, các giới bên ngoài quan sát cho rằng đây là tín hiệu “Đông Sơn tái khởi” (trở lại ngày xưa) của tay chân phe cánh họ Giang. Thông tin này rất mau chóng đã bị bác bỏ. Sau đó, Giang Trạch Dân gần như không còn lộ diện nữa (ngoại trừ lần nghi thức duyệt binh năm 2015), còn đối thủ của Giang Trạch Dân là ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo thì nhiều lần lộ diện công khai.
Có bình luận cho rằng, thời kỳ Hồ Cẩm Đào nắm quyền, khó khăn trở lực trùng trùng, tuy nhiên Hồ Cẩm Đào đã cố gắng làm hết mọi chuyện mà ông ấy có thể làm được, đã bắt giữ khá nhiều tay chân của phe cánh họ Giang, ngăn chặn thành công âm mưu phe cánh họ Giang đoạt lấy quyền lực tối cao trong bộ máy chính quyền ĐCSTQ. Đây thật sự là chuyện không hề dễ dàng.
Theo epochtimes.com