Tinh Hoa

Giới trẻ ôm chăn chiếu, dựng lều ngủ chờ ngắm mưa sao băng

Để được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, hàng trăm bạn trẻ đã dựng lều, mang chăn, chiếu tới bãi cỏ gần sân Mỹ Đình (Hà Nội) ngủ qua đêm chờ thời khắc đặc biệt.

21h tối 12/8, hàng trăm bạn trẻ có mặt tại khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) chờ đón mưa sao băng.
Do không biết chắc chắn được thời điểm chính xác mưa sao băng xuất hiện, nhiều cô gái mang theo cả lều để ngủ qua đêm. Dự kiến khoảng 3h sáng 13/8, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này mới xảy ra.
Linh cùng bạn cắm chốt từ 20h tối tranh thủ ngủ lấy sức.
Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội cài đặt ống ngắm thiên văn chuyên nghiệp. Trong ảnh, mọi người đang xếp hàng lần lượt nhòm thử.
Có cô gái mang theo đèn chiếu tia laser.
Một hệ thống định vị về thiên văn học được nhiều người cài lên máy để tiện theo dõi mưa sao băng.
Nhóm sinh viên ĐH Dược Hà Nội mang chăn màn, thức ăn chầu trực thời khắc vàng.
Các bạn trẻ được dịp nằm ngủ cùng nhau trên bãi cỏ và tâm sự nhiều câu chuyện.
Tuy nhiên, do trời xấu, mây mù nên hầu như không thể quan sát được mưa sao băng. 2h sáng, chính quyền địa phương yêu cầu các bạn trẻ rời khỏi khu vực này để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của các hộ dân xung quanh.
Trước đó, dịch vụ trông giữ xe máy mọc lên “chém” các bạn trẻ chủ yếu là sinh viên này 40.000 đồng/chiếc.

Hiện tượng mưa sao băng có tên gọi Persseids bắt nguồn từ những mảnh vỡ vụn của sao chổi 109p/Swift-Tuttle còn vương lại trên quỹ đạo của Trái Đất. Khi Trái Đất đi tới vùng chứa những mảnh vỡ vụn này sẽ xảy ra mưa sao băng.

Thông thường hàng năm, hiện tượng này diễn ra vào khoảng ngày 17/7-24/8 và xuất hiện mật độ lớn từ ngày 12, 13 và 14/8. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở chòm sao Perseus. Mật độ sao băng rơi vào thời điểm cực đại vào khoảng 50-100 sao băng mỗi giờ.

Trận mưa sao băng Perseid được cho là rực rỡ nhất năm nay với mật độ khoảng 50-100 sao băng/giờ. Tại Việt Nam, thời điểmtheo dõi sao băng lý tưởng nhất vào khoảng 0-2 giờ sáng ngày 13/8.

Lê Hiếu

Theo Zing