Chuyên gia Đông y số 1 Đài Loan, Giáo sư, Tiến sĩ Trang Thục Kỳ từng là cố vấn sức khỏe cho Hoàng hậu Nhật Bản. Bà sống đến 95 tuổi đã chỉ ra nguồn gốc mọi loại bệnh tật cũng như cách thức để loại bỏ tận gốc các loại bệnh này.
Giáo sư Tiến sĩ y khoa Trang Thục Kỳ là một thầy thuốc Đông y kỳ cựu nổi tiếng bậc nhất Đài Loan. Bà cũng là người đã dành toàn bộ công sức cho việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống ung thư trong suốt cuộc đời mình.
Bà được phong là “Người mẹ phòng chống ung thư” hay “Thần y của sức khỏe“. Một người phụ nữ đã gần chạm ngưỡng trăm tuổi, nhưng lưng không còng, eo không đau, thần thái vui vẻ hoạt bát, giọng nói sang sảng rõ ràng luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đối diện.
Mặc dù xuất thân từ Đài Loan nhưng bà dành phần lớn thời gian học tập, nghiên cứu và hành nghề ở Nhật Bản. Do những thành tựu nổi bật của mình, bà đã vinh dự trở thành cố vấn sức khỏe riêng cho Hoàng hậu Nhật Michiko. Những tài liệu tư vấn sức khỏe của bà hiện vẫn được gia đình nhà vua Nhật áp dụng.
96 năm cuộc đời với nhiều công trình khoa học và tài liệu y khoa đã xuất bản, bà đã để lại kho tàng tài sản vô giá. Ngoài những triết lý nổi tiếng về chữa bệnh và dưỡng sinh, cách bà duy trì các thói quen sinh hoạt cũng có thể khiến người khác ngưỡng mộ. Khi chia sẻ với giới truyền thông về bí quyết giữ được thần thái và phong độ của mình khi ở vào độ tuổi 90 bà bày tỏ: “Điểm này kỳ thực không khó, chỉ cần làm được mệt mỏi ngày hôm nay hãy xóa tan hết trong hôm nay”
Mệt mỏi – Nguồn gốc của vạn bệnh
Tại sao khi chúng ta có tuổi lại hay mắc bệnh? Bệnh tật từ đâu mà có? Mầm bệnh ung thư là từ đâu?
Tại sao tiêu trừ mệt mỏi có thể sống tới trăm tuổi ? Lý do là bởi trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đang quá coi nhẹ sự “mệt mỏi”. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phổ biến rộng rãi việc chăm sóc sức khỏe va phòng ngừa ung thư giáo sư Trang đưa ra kết luận: “Thực chất của việc phòng chống ung thư chính là dạy người ta làm thế nào để loại bỏ mệt mỏi”
Giáo sư Trang chia sẻ, khi chúng ta có tuổi chức năng hệ tiêu hóa sẽ dần kém đi nên dễ xuất hiện những biểu hiện của hiện tượng đầy hơi ví dụ chướng bụng, đau bụng, thường xuyên đánh rắm, ợ hơi… Đầy hơi có thể ảnh hưởng đến khí huyết toàn thân, lưu thông chất lỏng trong cơ thể cũng như chức năng của hệ hô hấp từ đó làm cơ thể sinh ra mệt mỏi. Nếu không thể loại bỏ tình trạng này sẽ sinh ra các loại bệnh và tích tụ trong lục phủ ngũ tạng, lâu dần sẽ sinh ra ung thư đầy.
Từ đó có thể thấy đầy hơi là nguyên nhân của vạn bệnh, mệt mỏi là nguồn gốc của mọi bệnh. Bởi vậy câu nói của giáo sư Trang: “Mệt mỏi của ngày hôm nay, nên tiêu trừ trong ngày hôm nay nếu không sẽ dẫn tới mọi bệnh tật” là thực sự có tính khoa học.
Đầy hơi – Nguyên nhân của vạn bệnh
Theo Đông y có ba kiểu đầy hơi chủ yếu đó là đầy hơi do hàn nhiệt hỗn tạp, đầy hơi do ăn không tiêu, đầy hơi do tỳ vị hư cũng có nghĩa là khó tiêu, tỳ vị suy yếu và sự thay đổi đột ngột lúc lạnh lúc nóng của thời tiết cũng dễ dẫn tới đầy hơi. Người ít vận động hay có nhưng thói quen sinh hoạt không điều độ đều có thể dẫn tới đầy hơi. Ngoài ra những loại bệnh ở gan, mật, tuyến tụy, bụng, bệnh tim mạch, bệnh truyền nhiễm… cũng có thể gây ra đầy hơi ở dạ dày đại tràng.
Cũng theo giáo sư Trang “thiên nhiên chính là phòng khám tốt nhất“, tất cả những phương pháp trị bệnh tốt nhất đều là miễn phí. Để có thể loại bỏ “nguồn gốc sinh ra mọi loại bệnh tật” hãy cùng thử 3 phương pháp đơn giản sau đây:
1. Bấm huyệt Nội quan
Huyệt Nội quan là một trong những huyệt quan trọng trên cơ thể. Bạn có thể dùng 3 ngón tay khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, đo và đánh dấu đúng vị trí để khi bấm mới đạt hiệu quả.
Khi bị đầy hơi, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau dạ dày, bạn có thể dùng tay phải bấm vào huyệt Nội quan ở tay trái và ngược lại. Làm như vậy khoảng 15 phút, hoặc đến khi cảm thấy đau ở tay thì dừng lại.
Sau khi bấm huyệt, có thể bạn sẽ có cảm giác tê ngứa ở tay, sau đó xuất hiện cảm giác nóng lan khắp trong cơ thể, hiện tượng đầy hơi sẽ giảm dần, giúp bạn có thể tự mình nghỉ ngơi yên tĩnh mà không cần dùng thuốc khẩn cấp.
2. Bôi dầu bạc hà
Bôi dầu bạc hà lên phần trên rốn và nhẹ nhàng xoa thuận chiều kim đồng hồ có thể thúc đẩy nhu động dạ dày
3. Vận động
Đứng dậy hoạt động một chút để thư giãn gân cốt và thay đổi tư thế có thể làm dịu đầy hơi. Chỉ cần hết đầy hơi mới có thể giúp khí huyết toàn thân lưu thông và tự nhiên sẽ giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh.
Bí quyết giúp giáo sư Trang sống lạc quan, ít bệnh tật thọ mệnh với đất trời
Phương pháp Thức-Ngủ: 1 tiếng chăm sóc bản thân buổi sáng
Bà cho rằng việc này dù không đặc biệt nhưng nó giúp bà có được một khởi đầu ngày mới tuyệt vời hơn. Khi đi bộ về đến nhà, bà tự mình nói “Tôi đã về đây”.
Theo nghiên cứu của bà, việc nói một mình này thoạt nghe thì nhiều người sẽ bảo “như tâm thần, có vấn đề về thần kinh”, nhưng không phải. Đây là một cách để khởi động tiếng nói, dù bạn nói hay cười thành tiếng hoặc hát đều tốt cho việc khởi động cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi.
Bà cũng khuyên rằng, nên đổi lịch đi bộ vào buổi tối thành lịch dạo chơi vào buổi sáng.
Khi mặt trời mọc lên là thời điểm không khí trong lành nhất, sự giao hòa giữa trời và đất ở mức đẹp nhất, bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc đó một cách triệt để.
Còn vào chiều muộn hoặc đêm khuya, không khí nặng nề sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Phương pháp ăn uống: Nạp thức ăn vào, thải khí ra, rút ngắn giấc ngủ trưa
Theo nghiên cứu của bà, một trong những cách dưỡng sinh quan trọng là thải khí trước khi ăn uống. Nghĩa là trước mỗi bữa ăn sáng, bà thường dành 10 phút nằm nghỉ ngơi và mát-xa các huyệt xung quanh tai để loại bỏ chứng đầy hơi (khí hít thở lưu lại thừa trong bụng).
Trong tiếng Trung, “khí” còn có nghĩa là tức giận, bực bội, vì vậy việc loại bỏ khí trong bụng còn đồng nghĩa với việc loại bỏ sự tức giận, nóng nảy trong tâm trạng. Đây là một trong những cách dưỡng sinh đặc biệt quan trọng.
Bà quan niệm rằng, hãy “nghỉ ngơi trước khi ăn, không ngủ sau khi ăn”. Vì vậy, bà cũng đề nghị bỏ thói quen ngủ trưa quá lâu. Khi bạn ăn quá nhiều, quá mệt mỏi rồi lập tức nằm xuống có thể gây đầy hơi ít nhất 3 giờ. Việc ăn xong rồi nằm ngủ ngay có thể gây ra bệnh tích khí, đầy hơi, khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của cơ thể.
Theo DKN