Giáo hội Công giáo là một tổ chức dành cho Thiên Chúa và tôn giáo, nhưng dường như họ không phủ nhận khoa học, mà lại xem đó là công cụ hỗ trợ việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, từ đó khẳng định các giáo lý của Đấng sáng thế.
Liệu có mâu thuẫn khi Giáo hội Công giáo La Mã không ngừng đầu tư thời gian và tiền bạc để nghiên cứu vũ trụ thông qua các nhà thiên văn riêng của tổ chức? Theo các linh mục, điều này hoàn toàn không mâu thuẫn mà còn trái lại. Giáo hội Công giáo này cho rằng, hoạt động đó giúp họ liên hệ với Đấng sáng thế là Thiên Chúa toàn năng.
Hiện nay, tổ chức quyền lực này có khoảng 10 nhà vật lý thiên văn hoạt động tích cực, họ trở thành cầu nối để làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Một thực tế khá thú vị là ngoài việc đảm đương công việc của một nhà vật lý thiên văn, họ còn là những linh mục.
Điều này khiến Giáo hội Công giáo vấp phải những lời chỉ trích, thường xuất phát từ các nhà khoa học vô thần. Nhưng các chuyên gia từ Đài thiên văn Vatican ra sức bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng, ngành vật lý thiên văn không tạo ra ranh giới giữa khoa học và tôn giáo. Hai khái niệm này hoàn toàn có thể cùng tồn tại, không có mâu thuẫn như một số người chúng ta vẫn nghĩ.
“Tôi nghĩ rằng những người quan tâm tìm hiểu về đức tin, cũng sẽ cảm thấy hứng thú với thiên văn học, một bộ môn khoa học đưa ra những câu hỏi rất cơ bản”, theo Buell Jannuzi, Giám đốc Đài thiên văn Steward, tại Đại học Arizona, người đang hợp tác với các linh mục có kiến thức về không gian.
Khoa học gắn liền với Vatican không phải là điều gì đó mới lạ, vì Đài quan sát Vatican đã xuất hiện từ năm 1582, vì vậy câu hỏi “Có phải Chúa tạo ra chúng ta, và chỉ duy nhất chúng ta” đã được đặt ra từ rất lâu, lâu hơn khoảng thời gian mà bạn có thể hình dung. Điều này được đưa ra căn cứ trên các tại liệu ghi chép còn lưu lại, nhưng còn đài quan sát chính thức là do Đức Giáo Hoàng Leo XIII thành lập năm 1891, với mong muốn khẳng định rõ lập trường: Giáo hội Công giáo La Mã “hoàn toàn không đối lập với khoa học thực chứng”.
Một số tôn giáo đóng góp nhân sự và ban giám đốc cho Đài thiên văn. Bao gồm Barnabites, Oratorians, Augustinians và Jesuits. Mối quan tâm cơ bản về không gian đã tồn tại một khoảng thời gian, mặc dù các nguyên tắc cơ bản của Giáo hội Công giáo có phần vững chắc; nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn học là khía cạnh chứng minh rằng Giáo hội không phải là tổ chức có đầu óc khép kín.
Những “linh mục chuyên về không gian” này rất yêu thích cũng như am tường công việc mà họ đảm nhận. Dường như không có giới hạn trong các nghiên cứu của họ. Mặc dù bản thân các nghiên cứu này có thể động chạm đến những nguyên tắc cơ bản của Giáo hội Công giáo La Mã, khi đưa ra quan điểm cho rằng một ngày nào đó họ sẽ tạo ra được một “bước đột phá vĩ đại”, khiến chúng ta nhận ra, loài người không phải là những dạng sống thông minh duy nhất tồn tại trong vũ trụ. Điều này sẽ thay đổi quan điểm và cách thức vận hành của các Giáo hội Công giáo? Theo Cha Gabriel Funes Jose:
“Vụ nổ Big Bang không mâu thuẫn với đức tin”
“Chúng ta biết Chúa là Đấng sáng tạo”, ông nói thêm, “Ngài là một người Cha tuyệt vời, an bài những thứ tốt đẹp cho chúng ta, những đứa con của Ngài, và những thứ chúng ta học được về nguồn gốc của vũ trụ không mâu thuẫn với các thông điệp tôn giáo của Kinh Thánh ”
“Cũng vậy, vì Chúa đã ban cho chúng ta sự thông minh và lý trí, để có thể tìm thấy các biểu tượng đại diện cho những sinh mệnh tồn tại trong vũ trụ, điều này cho phép chúng ta dễ dàng hội nhập cùng khoa học.”
Không chỉ Công giáo của Phương Tây, một pháp môn tu luyện của Phật gia tại phương Đông, cụ thể cuốn sách Chuyển Pháp Luân cho rằng, “Phật Pháp tinh thâm nhất là khoa học huyền bí và siêu thường”, như vậy Phật Pháp được họ nhìn nhận là một khoa học, và thậm chí là một khoa học cao thâm lý giải về mọi sự vật tồn tại trong vũ trụ.
Nếu khoa học thông qua công cụ thiết bị, thí nghiệm, và lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong vũ trụ, thì tôn giáo giải thích vũ trụ theo một phương cách rất riêng, mang yếu tố tâm linh. Một khi khoa học chưa thể tiếp cận và nghiên cứu trọn vẹn thế giới tâm linh phức tạp của con người thì họ không thể phủ nhận được sự tồn tại của Thần, và đức tin. Phải chăng thái độ tốt nhất mà khoa học nên có là sự tôn trọng dành cho một môn khoa học thần bí lý giải và bổ sung thiếu sót của chính khoa học thực chứng.
Như vậy có gì kỳ lạ hay không khi xem Giáo hội công giáo như tập hợp các nhà thiên văn học đang tìm kiếm các vị Thần giữa những vì sao? Và nếu Tôn giáo không đối lập với khoa học, chúng ta có thể nói điều ngược lại rằng khoa học không chống lại tôn giáo? Đây là một cuộc tranh luận thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà thần học và khoa học gia, phần lớn họ đều cho rằng, hai khái niệm này hoàn toàn có thể cùng nhau tồn tại và phát triển.
Thiên Long – Theo A.C