Năm 1999, cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại đối với những người tu luyện Pháp Luân Công. Ngoại giới thường hiểu lầm rằng, vào thời điểm phát động cuộc bức hại, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ hoàn toàn không hiểu rõ về Pháp Luân Công, nhưng sự thật không phải vậy…
ĐCSTQ từ sớm đã hiểu rất rõ về Pháp Luân Công
Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, “số 9 loạn” gần như đã trở thành quy luật: năm 1949 xây dựng chính quyền; năm 1959, tiến hành đàn áp “phản loạn Tây Tạng” và khai chiến với Ấn Độ; năm 1969 xung đột với Liên Xô; 1979 chiến tranh biên giới với Việt Nam; năm 1989 ban đầu là trấn áp Tây Tạng, sau là thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn; năm 1999 đàn áp Pháp Luân Công.
Nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ngoại giới thường có 2 hiểu lầm: Thứ nhất, cho rằng vào thời điểm đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân và các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hoàn toàn không hiểu rõ Pháp Luân Công, đây hoàn toàn không phải là sự thật; Thứ hai, cho rằng việc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999, còn trước đó ĐCSTQ là chung sống ôn hòa với Pháp Luân Công, điều này cũng không chuẩn xác.
Trên thực tế, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ từ sớm đã hiểu rất rõ về Pháp Luân Công. Nhưng trong đó cũng có người quấy đục nước, vu cáo những điều không tốt cho Pháp Luân Công.
Ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng vào tháng 05/1992, thời điểm ấy tại công viên Tử Trúc Viện ở Bắc Kinh có một điểm luyện công tương đối lớn. Ở khu vực xung quanh công viên Tử Trúc Viện có rất nhiều cán bộ kỳ cựu về hưu sinh sống, có những người là tướng lĩnh quân đội xuất ngũ, cũng có những người trước đây là cán bộ nòng cốt của các cơ quan Trung ương, Quốc Vụ viện, v.v. Những người này là thuộc thế hệ cách mạng trước Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, La Cán, Lý Lam Thanh…
Những cán bộ về hưu này có rất nhiều người tập luyện Pháp Luân Công, họ thường xuyên qua lại chia sẻ giao lưu với nhau. Sau khi tu luyện họ cũng giới thiệu về Pháp Luân Công cho các cấp dưới trước kia hiện đang tại vị của mình.
Trước năm 1996, tại công viên Tử Trúc Viện có một học viên Pháp Luân Công đã đến nhà ông Giang Trạch Dân dạy bà Vương Dã Bình, vợ ông Giang luyện công.
Lý Lam Thanh khi còn làm Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, từng là lãnh đạo trực tiếp của một người theo học Pháp Luân Công, mối quan hệ giữa hai người rất tốt. Từ năm 1995, người cấp dưới này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Lý Lam Thanh, nêu lên những lợi ích của Pháp Luân Công đối với quốc gia và dân tộc, còn tặng cho ông Lý Lam Thanh một cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công).
Ông Lý Bằng cũng đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”, do Thứ trưởng Bộ Công nghiệp điện lực tặng cho ông, sau đó ông Lý Bằng cũng tặng cho ông Giang Trạch Dân một cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.
Cấp trên trước đây của Giang Trạch Dân tại Sở Nhiệt công Vũ Hán cũng luyện Pháp Luân Công, khi Giang Trạch Dân đến thăm lại Sở Nhiệt công Vũ Hán, ông này cũng đã giới thiệu Pháp Luân Công với ông Giang Trạch Dân.
Sau này Giang Trạch Dân nói lần đầu tiên nghe về Pháp Luân Công là vào ngày 25/04/1999, đây không phải là sự thật. Năm 1996, khi Giang Trạch Dân đi thị sát đài truyền hình Trung ương, nhìn thấy trên bàn làm việc của nhân viên công tác có cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, sau đó ông Giang còn nói với nhân viên này rằng: “Chuyển Pháp Luân, cuốn sách này rất hay”.
La Cán cũng biết đến Pháp Luân Công vào năm 1995, là được cấp trên và đồng nghiệp cũ tại Viện khoa học cơ khí giới thiệu cho.
Ồng Hồ Cẩm Đào ít nhất là đã tìm hiểu Pháp Luân Công vào năm 1998. Bạn học cũ của ông tại Thanh Hoa tên là Trương Mạnh Nghiệp bị bệnh sơ gan cổ trướng, mặt bị sưng vù vừa thâm vừa xanh xao, bệnh viện đã kết luật là bệnh của ông không thể chữa trị, nhưng sau đó ông này nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà đã khỏi bệnh.
Trong 2 lần họp mặt những người bạn học tại Thanh Hoa vào năm 1998 và 1999, ông Trương Mạnh Nghiệp đều đến Bắc Kinh tham gia, ông Hồ Cẩm Đào và vợ cũng đến tham gia, khi gặp mặt ông Hồ ông Trương đã chia sẻ những lợi ích mình thu được từ Pháp Luân Công với ông Hồ Cẩm Đào, còn tặng cho ông Hồ Cẩm Đào và vợ ông Hồ một bộ Sách của Pháp Luân Công, và hy vọng họ có thể tu luyện để đạt được lợi ích. Sau đó vợ ông Hồ Cẩm Đào đã gửi thư điện tử cảm ơn ông Trương.
Trong sự kiện ngày 25/04/1999, khoảng 10.000 người tu luyện Pháp Luân Công đến Viện tiếp nhận ý kiến quốc gia Trung Quốc kháng nghị ôn hòa, kêu oan cho Pháp Luân Công. Vợ chồng ông Hồ Cẩm Đào chứng kiến cảnh tượng này tại Trung Nam Hải, đã lập tức nhờ bạn học cũ đang ở Bắc Kinh chuyển lời đến ông Trương Mạnh Nghiệp, nhắc nhở ông Trương hãy cẩn thận.
Bắt đầu từ năm 1992, phần lớn các Bộ ủy đều có người tập luyện Pháp Luân Công, và con số ngày càng tăng lên, trong đó có cả người làm chức vụ Thứ trưởng. Từ Bộ trưởng, Phó Thủ tướng, Ủy viên trưởng, Phó Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân nhân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị… hầu như đều đã đọc qua cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Vợ của 7 Thường ủy Bộ Chính trị đều đã từng luyện qua Pháp Luân Công.
Lúc ấy vì Pháp Luân Công có tác dụng nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần và đạo đức cho người tập luyện, vậy nên người truyền người, tâm truyền tâm, tốc độ lan tỏa vô cùng nhanh chóng. Đến năm 1999, số người tu tập Pháp Luân Công đã lên đến khoảng 70-100 triệu người.
Sự đố kỵ của Giang Trạch Dân với Pháp Luân Công
Ngay từ đầu, Giang Trạch Dân đã tỏ ra đố kỵ với nhà sáng lập Pháp Luân Công ông Lý Hồng Chí. Từ năm 1993, ông Giang Trạch Dân thường nghe người khác nói về danh tiếng của ông Lý. Những người xung quanh ông Giang cũng tỏ ra rất hứng thú với Pháp Luân Công, sau khi họ tìm hiểu về Pháp Luân Công đã kể lại với ông Giang, điều này khiến Giang Trạch Dân cảm thấy rất ganh tị.
Bà Vương Dã Bình vợ ông Giang Trạch Dân đã từng học Pháp Luân Công vào năm 1994. Vào một buổi tối, khi bà Vương Dã Bình đang luyện công, cảm thấy có một người ở bên cạnh khua tay múa chân, mở mắt ra xem, thì thấy chính là ông Giang Trạch Dân đang vụng trộm học theo bà, hai tay đang đặt tại bụng dưới. Bị vợ phát hiện khiến Giang Trạch Dân thẹn quá hoá giận, từ đó cấm không cho vợ luyện nữa. Giang Trạch Dân nói: “Ngay cả bà vợ bên tôi cũng tin Lý Hồng Chí, thì còn ai tin Tổng Bí thư này đây!”.
Năm 1995, Giang Trạch Dân bắt đầu đưa ra lý luận “Tam giảng”, bất kể Trung ương đảng ra sức tuyên truyền khuyến khích học tập, nhưng cả nước từ trên xuống dưới cũng đều là “qua loa cho xong”, chẳng có ai là thực sự học tập nghiên cứu.
Trong khi đó Giang Trạch Dân đi khắp nơi đều thấy cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, cũng biết rằng số lượng người tu luyện Pháp Luân Công trên toàn quốc đang tăng lên cực nhanh. Những người sau khi tu luyện Pháp Luân Công thân tâm thu được lợi ích ai cũng bày tỏ sự tôn trọng và cảm ơn sâu sắc đối với ông Lý Hồng Chí, điều này càng làm cho Giang Trạch Dân chịu đựng không nổi.
Năm 1998 có một trận lũ lớn, Giang Trạch Dân khi đang thị sát ở một con đê lớn thì chợt nhìn thấy một nhóm người đang tình nguyện làm việc hết sức chăm chỉ. Giang Trạch Dân rất đắc ý, nói với những người đi theo: “Những người này nhất định là đảng viên Đảng Cộng sản”, rồi cho người tới hỏi, kết quả nhận được câu trả lời đây là những học viên tập Pháp Luân Công. Lửa đố kỵ bốc lên, Giang Trạch Dân sầm mặt lại rồi quay đầu đi luôn.
Sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/04/1999 bị Giang Trạch Dân lấy làm lý do để bức hại Pháp Luân Công
Là người trực tiếp tham gia và thu được lợi ích nhiều nhất trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 (Lục Tứ), Giang Trạch Dân trong đầu luôn nảy ra ý định lại một lần nữa thực hiện cuộc đại trấn áp để củng cố địa vị. Sự kiện Lục Tứ ngoài việc mang lại quyền lực đỉnh cao cho Giang Trạch Dân, còn để lại cho Giang một giáo huấn sâu sắc, chính là tuyệt đối không để cho tình thế phát triển mà phải kịp thời trấn áp, nếu không chi phí cho trấn áp sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong sự kiện ngày 25/04/1999, Giang Trạch Dân đã gọi điện thoại đến khu cảnh vệ Bắc Kinh, trưng cầu ý kiến về việc nếu như tới đêm khuya mà các học viên Pháp Luân Công vẫn không rút lui, thì quân đội đóng tại Bắc Kinh sẽ tập hợp bắt giữ tất cả các học viên Pháp Luân Công ở khu vực lân cận Trung Nam Hải mang đi.
Khi người nghe điện thoại trả lời: “Quân đội Bắc Kinh sẵn sàng chờ lệnh của Giang Chủ tịch”, Giang Trạch Dân hết sức hài lòng, trong tâm cảm thấy hưng phấn, sau đó còn thăng cho người này đến mấy cấp. Buổi chiều, Giang Trạch Dân lại gọi điện cho Do Hỷ Quý, lệnh cho Do Hỷ Quý mau chóng bố trí giới nghiêm, để cho ông ta đi ra ngoài thị sát tình hình.
Rồi Giang ngồi trên xe chống đạn kính màu sẫm thị sát. Vì có Giang đi thị sát nên rất nhiều cảnh sát vũ trang được điều đến trước mặt các học viên Pháp Luân Công làm giới tuyến. Quan sát xong, Giang Trạch Dân nhìn nhận rằng, Pháp Luân Công đang tranh giành quần chúng với đảng, phương thức kháng nghị hòa bình lý tính là bởi vì có tổ chức bí mật, họ đến Trung Nam Hải chính là công khai khiêu chiến với ông ta. Còn một điều khiến Giang Trạch Dân chịu không nổi là, ông ta thấy rõ ràng mười mấy quân nhân trên vai có đeo quân hàm lại đi bảo vệ cho các học viên Pháp Luân Công…
Hội nghị Trung ương 4 khóa 14 của ĐCSTQ tổ chức vào tháng 10/1994 đã chính thức tuyên bố tập thể lãnh đạo đời thứ 12 đã hoàn thành chuyển giao quyền lực sang tập thể lãnh đạo đời thứ 13, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã giành được nhiều thắng lợi chính trị, từ đánh đổ Trần Hy Đồng cho đến củng cố quân quyền, từ việc Trần Vân, Đặng Tiểu Bình lần lượt qua đời cho đến việc Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc, Giang Trạch Dân từng bước có chỗ đứng vững chắc trong Trung ương.
Tuy vậy, Giang Trạch Dân vẫn không thể đạt tới khí phách “đệ nhất thiên hạ” của Mao Trạch Đông, cũng không thể đạt tới nhất ngôn cửu đỉnh như Đặng Tiểu Bình. Tất cả những đại sự đều phải thông qua tập thể lãnh đạo dưới hình thức Ủy ban Thường ủy Bộ Chính trị hoặc Bộ Chính trị thỏa luận lấy ý kiến quyết định.
Lần này Giang Trạch Dân nhận thấy các học viên Pháp Luân Công là những người “bị đánh không đánh trả. bị chửi không chửi lại”, đây là một đối thủ không có sức uy hiếp. Giang Trạch Dân tính toán: Lợi dụng việc đả kích Pháp Luân Công đến bắt toàn đảng tỏ thái độ, để xem vào lúc này ai là người ủng hộ mình, khảo sát xem ai là người trung thành với mình.
Ngoài ra, dù không tìm ra được bằng chứng nào thuyết phục, Giang Trạch Dân vẫn cực lực miêu tả Pháp Luân Công thành “có thế lực thù địch ở nước ngoài chống lưng”, là đoàn thể chính trị nguy hiểm, như vậy khiến cho việc đàn áp Pháp Luân Công trở thành một việc đặc biệt ý nghĩa. Giang Trạch Dân nghĩ, nếu như quyết định “cứu vãn đảng trong thời khắc nguy nan này”, vậy thì không nghi ngờ gì nữa sẽ chiếm được vị thế lớn lao trong lịch sử đảng, mà những người khác rất khó để có lý do phản đối.
Giang Trạch Dân tin tưởng, không tới 3 tháng có thể tiêu diệt được Pháp Luân Công, bởi vì ĐCSTQ đã tích lũy được những thủ đoạn vận động chính trị trong mấy chục năm, nên đủ để khiến cho bất cứ người nào sống không bằng chết. Giang Trạch Dân tính toán, một khi cuộc đàn áp này thành công, thì vị thế chính trị của mình sẽ được cũng cố vững chắc không ai có thể động tới.
Lê Hiếu, (theo NTDTV)