Tinh Hoa

Gặp lại cô Đào – nhân vật trong bức ảnh casting phim Kong: Skull Islands nổi tiếng khắp MXH

Cô Đào kể hôm đi casting phim, biểu cảm của cô khiến ai nấy chứng kiến đều phải “lăn ra cười”. Tuy nhiên, rất lâu sau đó, cô chờ đợi mà không thấy đoàn làm phim gọi đi diễn.

Tháng 2/2016, Đoàn làm phim Kong: Skull Island đã tiến hành chọn người cho vai quần chúng từ trước khi chính thức quay tại Ninh Bình (Việt Nam). Theo thông tin toàn tỉnh có khoảng 300 người được chọn, trong đó xã Gia Vân, huyện Gia Viễn – nơi có đầm Vân Long là chiếm lượng diễn viên quần chúng lớn nhất với khoảng 200 người

Gặp lại cô Đào – nhân vật trong bức ảnh casting phim Kong: Skull Islands nổi tiếng khắp MXH. Thực hiện: Kiên Nguyễn.

Vốn tính mến khách và sẵn lòng nhiệt tình, khi đoàn làm phim Kong: Skull Island thông báo cần tuyển diễn viên quần chúng, người dân Tập Ninh không khỏi háo hức.

Thông qua chính quyền xã Gia Vân, đoàn làm phim nhờ tuyển 200 người gồm nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau để casting phim. Trong số này, người dân Tập Ninh chiếm phần nhiều với ít nhất khoảng 60-70 người.

Cảnh phim được yêu cầu diễn chỉ đơn giản là thể hiện nỗi sợ hãi. Buổi tối hôm trước vừa có thông báo, sáng hôm sau cả làng Tập Ninh đã háo hức kéo nhau ra UBND xã thử vai. Mỗi người được yêu cầu thể hiện những động tác, nét mặt, cử chỉ khác nhau. Họ làm đi làm lại khoảng 3-4 lần để đoàn làm phim xem, quay và chụp ảnh. Rất nhiều người dân thể hiện khá tốt, khiến ai chứng kiến cũng phải bật cười nhưng kết quả là không một người dân nào trong số 200 người thử vai trúng tuyển.

Mọi người đều “đồn đoán” đó là cô Vũ Thị Đào.

Cô Vũ Thị Đào (SN 1965), người từng nổi tiếng trên mạng với tấm ảnh “cô thổ dân” diễn “so deep” và bị cư dân mạng chế ảnh nhiều nhất chia sẻ: “Rất nhiều người hiểu lầm là tôi tham gia diễn phim nhưng thực tế tôi và tất cả mọi người đều không trúng tuyển”.

Nhưng cô Đào khẳng định mình từng thử vai nhưng không trúng tuyển.

Khi đoàn làm phim về quay casting, cô Đào được chụp ảnh, ghi hình. 3 lần diễn, biểu cảm của cô khá ấn tượng và được nhiều người chụp ảnh. “Vì thế tôi cũng không biết bức ảnh đó do ai chụp”.

Cô Đào kể hôm đi casting phim, biểu cảm của cô khiến ai nấy chứng kiến đều phải “lăn ra cười”.

Sau khi lan truyền trên mạng, nhiều người thường gọi trêu cô là “cô thổ dân”. “Tôi cũng không biết bức ảnh đó nổi tiếng cỡ nào, chỉ có lần từng nghe con trai bảo thấy xuất hiện trên báo nhưng tôi không để ý lắm”.

Tuy nhiên, rất lâu sau đó, cô chờ đợi mà không thấy đoàn làm phim gọi đi diễn.

Khi biết hình ảnh của mình bị dân mạng chế ảnh hài hước nhiều và rất nổi tiếng, cô Đào chỉ cười. Cô nói vì mình không bao giờ đọc báo mạng nên không quan tâm.

Mặc dù có chút thoáng buồn nhưng cô nhanh chóng quên đi “vai diễn hụt” ấy, trở lại với cuộc sống vui vẻ thường ngày.

“Lúc đó tôi thể hiện nét mặt sợ hãi xong thì mọi người có mặt ở UBND xã ai nấy đều cười ồ. Sau đó nhiều người thường gọi trêu tôi là cô thổ dân, thậm chí con tôi cũng kể cho tôi biết việc mình nổi tiếng trên mạng nhưng những chuyện đó đều không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi”.

Theo lời người dân Tập Ninh, Kong: Skull Island không phải là đoàn làm phim đầu tiên về Vân Long. Trước đó, từng có ít nhất 2 đoàn làm phim lớn về đây ghi hình và thuê người dân địa phương làm diễn viên quần chúng.

Người dân Tập Ninh cho biết, Kong: Skull Island không phải là đoàn làm phim đầu tiên về Vân Long ghi hình.

Cô Đào tâm sự, 2 lần trước, gia đình cô đều trúng tuyển. “Tôi từng đóng cảnh chạy loạn, chồng và con trai tôi cũng từng đóng nhưng rất tiếc là lần này lại trượt vai phim Kong: Skull Island”, cô Đào cười, nói.

Ông Trần Quang Hòa (Trưởng thôn Tập Ninh) cho biết, khoảng tháng 2/2016, đoàn làm phim Kong: Skull Island có về Vân Long ghi hình. “Tuy nhiên, khu vực quay phim luôn bị rào kín, canh gác nghiêm ngặt nên chúng tôi cũng không có cơ hội tiếp xúc với họ nhiều”.

Vì sự “kín kẽ” của đoàn làm phim Kong: Skull Island mà so với nhiều đoàn khác, người dân Tập Ninh lại không có nhiều kỉ niệm.

Theo ông Hòa, thời gian quay phim ở Vân Long, đoàn làm phim không sử dụng dịch vụ của người dân địa phương ngoại trừ việc đi đò. Ở Tập Ninh, mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1 số đò và lần lượt theo số thứ tự ra bến chở khách. Thời gian đoàn làm phim ở đây quá ngắn ngủi nên số người chở đò có cơ hội phục vụ họ cũng rất ít.

“Chúng tôi không có ấn tượng gì nhiều ngoài việc từng nhìn thấy họ chở theo con King Kong bằng sắt to đùng và rất nhiều máy móc, thiết bị vào khu vực quay phim”, bà Trần Thị Lánh (55 tuổi, làm nghề đưa đò tại đầm Vân Long) nói.

Tổng hợp