Tinh Hoa

Gặp gỡ nghệ nhân làm bát gỗ sơn mài Yamanaka 

Nét đặc trưng trong các tác phẩm sơn mài của Yamanaka chắc chắn là các đường vân của nó. Đồ gỗ sơn mài Yamanaka nổi tiếng với kỹ thuật tiện gỗ Yamanaka cùng sơn mài Wajima và sơn mài vàng Kanazawa, đặc trưng nhất là phương pháp cắt gỗ ngang hiếm có ở Nhật Bản.

Bát gỗ sơn mài Yamanaka. (Ảnh: Internet)

Theo phương pháp đặc biệt này, khúc gỗ sẽ được đặt theo phương nằm ngang so với máy tiện, điều này giúp khúc gỗ luôn ngay ngắn và cải thiện lực tác dụng của đầu chạm, tuy nhiên tư thế này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật phức tạp.

Kỹ thuật cắt ngang rất hiếm thấy ở Nhật Bản, hầu hết các nghệ nhân gỗ cần phải có kỹ nghệ thật tốt mới có thể cho ra những đường vân gỗ đẹp như vậy.

Ông Shoichi Mukaide là một thợ thủ công truyền thống về gỗ, đồng thời cũng là người hướng dẫn các học trò theo học tại trường quay gỗ duy nhất Nhật Bản ở Yamanaka.

Gắn một khúc gỗ với máy tiện truyền thống và bào một bên mặt khúc gỗ đang quay. Sau đó dăm gỗ bay ra và hình dạng của một cái bát bắt đầu xuất hiện.

Công việc này không chỉ cần mạnh mẽ, nó còn đòi hỏi sự tinh tế trong từng vòng quay của gỗ. Táo bạo và tinh tế luôn cùng tồn tại trong sự lành nghề.

Đó là kỹ thuật chung, còn bây giờ chúng ta hãy nói về phương pháp sơn mài tốt nhất giúp tăng cường các vân gỗ lên đồ gỗ sơn mài Yamanaka. Ông Tsutomu Morimoto, một thợ thủ công vui vẻ giải thích những kỹ năng sơn mài của ông.

Ông kiên nhẫn lặp đi lặp lại các thao tác sơn và mài, càng nhiều lần càng tốt.

Điều quan trọng nhất đó là đánh bóng thật kỹ các chi tiết cho những đường vân đẹp và rõ ràng từ phương pháp cắt gỗ theo chiều ngàng.

Đồ gỗ sơn mài Yamanaka không thể được tạo ra nếu không có sự khéo léo tinh chỉnh. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được tình cảm của người thợ thủ công trong mỗi tác phẩm của họ. Sản phẩm đồ gỗ này được bày bán tại suối nước nóng Yamanaka như những món quà lưu niệm. Nó cũng được bán tại quảng trường Aoyama ở Tokyo.

Hoàng An, Theo Japan Concierge