Những công dân Trung Quốc bị bức hại đã thông qua các kênh tư pháp riêng của nhà nước, đưa đơn kiện cáo buộc cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân về tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng. Ban đầu sự việc mới diễn ra nhỏ lẻ và giờ đây đã trở thành một làn sóng lớn.
Trong vài tháng nay đã có một loạt những đơn kiện chống lại cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, phần lớn những người nộp đơn là các học viên Pháp Luân Công đến từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội như: Thẩm phán, sỹ quan, cảnh sát, giảng viên, công nhân, nông dân. Một vài người bị chính quyền bắt giữ, một vài người khác vẫn tự do, đây là một bước phát triển không bình thường. Vì bầu không khí chính trị xung quanh việc đàn áp Pháp Luân Công tiếp tục thay đổi, một số luật sư và học giả Trung Quốc đang cân nhắc sự việc này.
Ông Trọng Duy Quang, một học giả Trung Quốc sống ở Đức, so sánh vụ kiện chống lại Giang với “ vụ kiện Hitler vì tội ác chống lại loài người sau Thế chiến II.” Ông xem đây là một sự kiện lịch sử không thể tránh được.
Ông Quách Liên Huy, người sáng lập văn phòng luật Giang Tây Minh Lý tại Trung Quốc, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng những nỗ lực này “thật vĩ đại” vì Giang “mang lại thảm họa cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc, cũng như đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công”.
Ông bổ sung “Những kẻ thủ ác sẽ gặp quả báo”.
Giáo sư luật Trương Tán Ninh của Đại học Đông Nam tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, kêu gọi tòa án Trung Quốc chấp thuận những đơn kiện và truy tố Giang, vì chế độ đang tăng cường “pháp trị” trong thời gian gần đây. “Tôi tin rằng kiện Giang Trạch Dân là một hành động rất chính xác từ góc độ pháp luật hay công lý”, ông nói “Các đồng nghiệp và tôi tin rằng kiện Giang Trạch Dân là điều đáng khích lệ. Nó chứng tỏ ý thức pháp luật của người dân Trung Quốc đang tiến bộ lên”.
Ông Giang bị kiện vì ông ta đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, và lôi kéo toàn bộ bộ máy của Đảng và nhà nước nhúng tay vào chiến dịch này. Mặc dù Giang đã rút lui xuống làm Chủ tịch nước vào năm 2002, sau đó là Chủ tịch Quân ủy trung ương trong năm 2004, ông ta vẫn đảm bảo chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công được tiếp diễn bằng cách cài đặt những kẻ thân tín vào các vị trí chủ chốt. Nổi bật trong số đó có Chu Vĩnh Khang, nhân vật đứng đầu bộ máy an ninh đến tận năm 2012. Tháng trước, Chu đã bị kết án chung thân vì tham nhũng trong chiến dịch làm sạch hệ thống chính trị Trung Quốc của ông Tập Cận Bình.
Vào cuối tháng 5, trang Minghui.net (Minh Huệ), một trang mạng chuyên cập nhật và đăng tải tin tức về Pháp Luân Công cùng cuộc bức hại đã nhận được báo cáo con số khiếu kiện là 232 người. Vào ngày 11 tháng 6, con số này đã lên tới 3.987 đơn kiện. Vào cuối tuần tiếp theo đã có thêm 5.761 đơn được gửi đi, điều này đã nâng tổng số đơn kiện lên tới gần 10.000.
Các đơn kiện đã được gửi tới những cơ quan luật pháp cao nhất của Trung Quốc – Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối cao, từ cả trong và ngoài nước (trong đó có từ Mỹ, Anh, Canada, Úc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông).
Các đơn kiện của các nạn nhân chỉ đơn thuần đại diện cho nguyện vọng chung của họ, còn việc Giang Trạch Dân có thực sự bị kết tội hay không sẽ phụ thuộc vào Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên công tố của Trung Quốc. Các trường hợp liên quan đến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, dù họ đã rời ghế hay còn đương chức, là vấn đề vô cùng có tính chính trị ở Trung Quốc. Vì vậy, bất cứ quyết định nào cũng sẽ có khả năng là một phần của sự thay đổi chính trị sâu sắc của ĐCSTQ và tình trạng của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Theo Vietdaikinguyen