Tinh Hoa

Facebook công bố hội đồng “thẩm phán” có quyền giám sát nội dung cao hơn Mark Zuckerberg

Vào ngày 6/5, Facebook đã công bố 20 thành viên đầu tiên trong hội đồng giám sát mới, sẽ nắm quyền “thẩm phán” đối với các nội dung trên Facebook. Trong đó bao gồm một cựu Thủ tướng, một người đạt giải Nobel hòa bình và một số chuyên gia luật, nhà hoạt động nhân quyền.

Mark Zuckerberg điều trần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Theo Business Insider, hội đồng này sẽ tiếp nhận các khiếu nại về việc xóa nội dung từ người dùng Facebook và quyết định có cho phép nội dung đó được hiển thị trên Facebook hay không. Quyết định của hội đồng này có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành đối với Facebook, nghĩa là trên cả quyền của Tổng giám đốc Mark Zuckerberg và Hội đồng Quản trị của tập đoàn này.

Các đồng chủ tịch là người lựa chọn các thành viên khác cùng tham gia hội đồng giám sát. Họ là cựu thẩm phán liên bang Michael McConnell, chuyên gia luật hiến pháp Jamal Greene, luật sư Catalina Botero-Marino người Colombia và cựu Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt.

Ngoài ra, hội đồng giám sát còn có cựu thẩm phán của Tòa án nhân quyền châu Âu András Sajó, nhà hoạt động người Yemen, chủ nhân của giải Nobel hòa bình Tawakkol Karman, cựu Tổng biên tập tờ Guardian Alan Rusbridger, nhà hoạt động vì quyền lợi kỹ thuật số người Pakistan Nighat Dad.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới này từ lâu đã gặp phải nhiều sự chỉ trích về vấn đề kiểm duyệt nội dung. Facebook cho biết hội đồng giám sát sẽ tập trung vào những vấn đề nội dung đầy thách thức như việc sử dụng ngôn từ mang tính kích động, quấy rối và ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người. 

Hội đồng sẽ đưa ra quyết định công khai về các trường hợp gây tranh cãi khi người dùng đã sử dụng hết quy trình kháng cáo thông thường của Facebook. Ngoài ra, hội đồng còn có thể đưa ra khuyến nghị chính sách cho Facebook dựa trên những quyết định mà công ty sẽ trả lời công khai.

Quyết định của hội đồng giám sát độc lập sẽ được đưa ra và thực hiện trong vòng 90 ngày, mặc dù Facebook chỉ dành khoảng 30 ngày để xem xét các trường hợp đặc biệt.

Đồng thời, Hội đồng giám sát cũng cam kết minh bạch các báo cáo hàng năm và theo sát những gì Facebook thực hiện.

“Chúng tôi không làm việc cho Facebook. Chúng tôi đang cố gắng gây áp lực để Facebook cải thiện chính sách và quy trình tôn trọng nhân quyền nhiều hơn”, Nicolas Suzor, thành viên hội đồng giám sát nội dung, nhà nghiên cứu quản trị Internet, nói.

Facebook cam kết về tính độc lập của hội đồng này, dù kinh phí hoạt động (khoảng 130 triệu USD trong vòng 6 năm) của hội đồng sẽ do Facebook chi trả.

Cụ thể các thành viên trong hội đồng hiện nay gồm:

Thùy Linh (t/h)