Bậc cha mẹ sáng suốt sẽ không áp đạt cách nghĩ của mình lên trẻ, mà là biết lắng nghe những “lý sự” của trẻ. Bởi trẻ có cách nghĩ của riêng mình, hơn nữa, để trẻ phát huy khả năng “lý sự” ấy, lại có những hữu ích không ngờ!
Nhiều người luôn nghĩ rằng trẻ không có nhiều kiến thức, chưa có trải nghiệm, chưa trưởng thành … nên thường cho rằng:
Người lớn nói, trẻ con không được cãi lời, trẻ con tuyệt đối không được phép tranh biện với cha mẹ, nếu không thì là “hỗn với cha mẹ”, “đại nghịch bất đạo”.
Kỳ thực…
Con trẻ cãi lời không phải là chuyện xấu!
Trẻ có thể tranh biện với cha mẹ, sau này trẻ sẽ tự tin hơn, sáng tạo và hòa đồng hơn. Theo nhà tâm lý học người Đức – tiến sĩ Angelika.Fasth, việc con cái tranh luận với cha mẹ là một điều hết sức tốt, nó có 7 ưu điểm sau đây:
1. Giúp trẻ tìm ra giới hạn
Tranh biện với cha mẹ, có thẻ giúp trẻ có cơ hội đánh giá chính mình. Khiến chúng biết được giới hạn năng lực của mình.
2. Hình thành cách nghĩ của riêng mình
Sau khi tranh biện với cha mẹ, trẻ sẽ phát hiện ra, cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Tranh cãi thắng có thể giúp trẻ có được “cảm giác thành tựu”, từ đó hình thành nên cách nghĩ riêng của mình.
3. Học được cách ứng phó với xung đột
Tranh biện cũng là học tập, trẻ sẽ học được “nghệ thuật thảo luận”. Sau này, tại trường học, ngoài xã hội, trong công việc chắc chắn sẽ phát sinh các cuộc thảo luận với bạn học, những người xung quanh, đồng nghiệp v.v…, chính vì thế học cách tranh biện là rất quan trọng!
4. Thích bày tỏ sự quan tâm
Tranh biện là một sự bày tỏ hướng đến đối phương – “bạn là quan trọng đối với tôi”. Một người luôn không muốn tranh biện với người xung quanh, thì cũng tương đương với biểu thị với người khác rằng, “bạn chẳng quan trọng gì đối với tôi”.
Tuy nhiên, nếu trẻ thường tranh biện với cha mẹ, lại quá đà có những biểu hiện vô lễ; lúc này, bố mẹ hãy thật bình tĩnh phân tích, và khoan dung tha thứ cho hành vi vô lý này của trẻ.
Đối đãi với những tranh cãi vô lý, bố mẹ nên phản ứng kịp thời, và quan trọng là phải giúp cho trẻ tự nhận ra lỗi của mình.
5. Giúp trẻ thêm tự tin
Khi “lý sự”, trẻ phản bác ra tư tưởng đúng đắn, như vậy là biểu hiện trẻ biết tư duy, suy xét vấn đề. Tư duy, động não rất có ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, cũng như giúp trẻ có thêm sự tự tin và chủ động xử lý vấn đề.
Vì thế khi trẻ tranh biện lại, bố mẹ không nên tỏ ra tức giận. Hãy nhớ việc trẻ tranh biện sẽ có thể giúp trẻ phát huy trí tuệ.
6. Kích thích trí lực của trẻ
Khi tranh cãi, trẻ phải dùng đến ngôn ngữ, chúng phải biểu đạt ra mong muốn, quan điểm của mình, vậy nên sẽ kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thông qua việc “lý sự”, trẻ cũng có thể học được những kỹ năng trong thảo luận, biện luận.
7. Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ
Bố mẹ cũng có thể mắc “sai lầm”! Vì thế, dẫn đến trẻ có cách nghĩ khác, không nên chỉ biết trách cứ con cái, mà nên nghe trẻ nói hết.
Đối với trẻ giỏi tranh biện thì thường là chúng “có cách nghĩ của riêng mình”, hơn nữa còn có thể “rất giỏi trong việc sáng tạo”. Vì thế khi trẻ phản bác, không nên quở trách trẻ, mà nên suy xét thật kỹ về cách nghĩ của trẻ.
Không nên chỉ nghĩ rằng hể trẻ tranh cãi, thì cho là không lễ phép, bất kính đối với cha mẹ!
Bậc cha mẹ sáng suốt thông thường không áp đạt cách nghĩ của mình lên trẻ, mà là trong khi tranh biện, hướng dẫn từng bước, dùng lý lẽ để thuyết phục trẻ.
Đừng nên giáo dưỡng trẻ trở thành con cừu non biết vâng lời, hãy để trẻ “lý sự”, bởi nó thực sự có ích cho trẻ.
Lê Hiếu, dịch từ cmoney.tw