Ý kiến phóng đại của Tướng NATO đưa ra về cuộc xung đột tại Ukraine là “tuyên truyền nguy hiểm” và có thể khiến phuơng Tây mất uy tín, theo các nguồn tin từ Văn phòng Thủ tưởng Đức nói với Tạp chí Spiegel.
Xe tăng của quân đội Ukraina gần Artemivsk phía đông Ukraina. Hôm 5.3 vừa qua, Tư lệnh NATO Philip Breedlove phát biểu rằng các lực lượng ly khai Ukraina với sự hỗ trợ của Nga đã trang bị hơn một nghìn xe chiến đấu, các thiết bị phòng không tinh vi, các tiểu đoàn pháo binh tại miền đông – nam nước này. Tư lệnh đồng minh Châu Âu của NATO (SACEUR) kết luận: “Rõ ràng tình hình hiện nay không được cải thiện mà ngày càng xấu đi”. Phát biểu của ông Breedlov đưa ra vào thời điểm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE nhấn mạnh rằng đã có nhiều tiến triển trong thực hiện các thỏa thuận hòa bình gữa chính phủ Ukraina và các lực lượng ly khai ở Donetsk và Lugansk. Phát ngôn viên của Phái đoàn Giám sát Nhiệm vụ Đặc biệt ở Ukraine của OSCE, Michael Bociurkiw, mô tả các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn đã giảm đi và ghi nhận việc rút vũ khí hạng nặng của cả hai bên trong cuộc xung đột. Các nhà chức trách Đức đã bị “báo động” bởi lập trường của các chỉ huy NATO và đặt câu hỏi “liệu người Mỹ có cản trở các nỗ lực hòa giải ở châu Âu do Thủ tướng Angela Merkel dẫn đầu hay không?”- tờ Der Spiegel viết.
Các nguồn tin từ văn phòng Thủ tướng Đức nói với tạp chí Spiegel rằng họ xem nhận xét của ông Breedlove là một dạng “tuyên truyền nguy hiểm.” Theo tuần báo, đây không phải là lần đầu tiên các nhà chức trách Đức cảnh báo về các tuyên bố của vị tướng Mỹ, bởi con số ông đưa ra về sự hiện diện của Nga tại Donetsk và Lugank luôn cao hơn so với thông tin của các thành viên NATO biết được. Berlin đã ra lệnh Cơ quan tình báo liên bang Đức để xác minh các số được mô tả bởi vị tướng chỉ huy hàng đầu của NATO và các kiểm tra cho thấy “chỉ là vài loại xe bọc thép.” “Đến giờ vẫn là câu hỏi” làm thế nào ông ta đã đưa ra kết luận như vậy, một nhân viên tình báo nói với tờ tuần báo. “Các cơ quan tình báo Đức nói chung thẩm định mức độ đe dọa thận trọng hơn nhiều so với những người Mỹ”, một chuyên gia quân sự quốc tế ở Kiev cho biết, như trích dẫn của Der Spiegel. Hiện nay, Thủ tướng Đức “chỉ còn biết lắc đầu” trước mỗi lần ông Breedlove đưa ra nhận xét về Ukraina, tạp chí Spiegel cho hay. “Một quan chức hàng đầu của Đức trong cuộc họp gần đây về Ukraina đã cảnh báo, những tuyên bố sai lệch và số liệu được phóng đại, sẽ khiến NATO và nói rộng ra là phương Tây bị mất uy tín” – tạp chí viết. Tờ Spiegel cũng lấy thêm vài ví dụ khác về những lần “lỡ lời” của ông Breedlove, trong đó khi cuộc khủng hoảng Ukraina mới bắt đầu, ông nói rằng người Nga đã tập trung 40.000 quân ở biên giới Ukraina và tình hình “cực kỳ đáng lo ngại” khi Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Tuy nhiên tình báo Đức đã phát hiện ra những thông tin trái ngược hoàn toàn với quan điểm của ông Breedlove trên hầu như mọi phương diện”. “Không hề có 40.000 quân ở biên giới, tình báo Đức cho biết, mà có chưa đầy 30.000, thậm chí còn ít hơn 20.000. Hơn nữa, hầu hết thiết bị quân sự không phải được đưa tới biên giới để chuẩn bị xâm lược, mà đã ở đó từ trước khi cuộc xung đột bắt đầu. Hơn nữa, không có bằng chứng về việc chuẩn bị hậu cần cho một cuộc xâm lược, chẳng hạn như một trụ sở tiền tuyến” – Der Spiegel viết. Tư lệnh NATO cũng đưa ra những “tuyên bố không chính xác, trái ngược hoặc thậm chí hoàn toàn không chính xác” – nguồn tin nói với Der Spiegel. Người Đức không chỉ lo ngại về ông Breedlove mà cả về người vụ trách các vấn đề Châu Âu của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, và xem 2 người này là “những cản trở trong việc (Đức) tìm kiếm giải pháp ngoại giao với cuộc khủng hoảng Ukraina”. Hai người này “đang làm những gì họ có thể để dọn đường cho việc chuyển giao vũ khí” – tờ tạp chí Đức viết. Tờ báo nhắc lại rằng bà Nuland đã xem Châu Âu là một bên yếu ớt khi bà nói chuyến thăm của Thủ tướng Đức tới Mátxcơva hồi đầu tháng Hai để thảo luận về Ukraina với Tổng thống Nga Putin là “thứ vớ vẩn ở Mátxcơva của bà Merkel”. Trong một cuộc điện đàm bị rò rỉ, bà Nuland còn nổi tiếng với câu chửi thề Châu Âu khi thảo luận về việc thành lập chính phủ Ukraina trong thời gian xảy ra cuộc bạo động Maidan ở Kiev. Đức là một trong những bên phản đối mạnh mẽ nhất việc cung cấp vũ khí cho Ukraina và các quan chức Đức đã chất vấn những đánh giá của NATO về tình hình Ukraina. “Các bình luận về Ukraina từ các nguồn của chúng tôi không hoàn toàn trùng hợp với tuyên bố của NATO va Mỹ” – Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu hôm 7.3. “Chúng tôi quan tâm đến việc không để xảy ra những hiểu lầm”. Ngoại trưởng EU Federica Mogherini cùng ngày cũng phát biểu rằng, Châu Âu có quan điểm thực tiễn về các sự kiện ở Nga, song sẽ “không bị bẫy hoặc bị ép buộc hoặc đẩy vào thái độ đối đầu” với Mátxcơva. |
Theo Lao Động